Nếu được chẩn đoán bị đái tháo đường trong thai kỳ thì đó chẳng phải là điều đáng sợ nhất. Chỉ cần các mẹ làm theo lời khuyên của bác sĩ, một thai kỳ khỏe mạnh sẽ hoàn toàn có thể mong đợi được.
Bạn đang đọc: Để tiểu đường thai kỳ không là nỗi ám ánh của bà bầu
Mình vẫn còn nhớ rất rõ cảm giác sợ hãi lúc nghe kết quả “lượng đường trong máu của chị cao hơn mức bình thường”
Khi mang thai ở tuần thứ 28. Mình đã uống nước ngọt khá nhiều. Khi khai ra điều này, các bác sĩ ngay lập tức muốn kiểm tra lượng đường trong máu của mình. Sau đó, mình đã phải đi xét nghiệm dung nạp glucose trong suốt 3 giờ đồng hồ. Cuối cùng, các bác sĩ xem kết quả và thông quá “lượng đường trong máu của chị cao hơn mức bình thường”.
Mình vẫn còn nhớ rất rõ cảm giác sợ hãi lúc nghe kết quả và tự hỏi nếu điều đó xảy ra liệu mình sẽ phải vượt qua như thế nào. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và dùng một số thuốc bổ sung để duy trì ổn định lượng đường trong máu thì thai kỳ hoàn toàn có thể an toàn cho đến ngày sinh.
Vì sao khi có thai, bà bầu dễ bị tiểu đường?
Thực ra, bệnh tiểu đường thai nghén khá phổ biến. Có từ 2-10% thai phụ sẽ bị chứng tiểu đường thai kỳ. Theo Mayo Clinic, nhau thai, bộ phận kết nối thai nhi với mẹ, có nhiệm vụ trung chuyển máu sẽ làm thay đổi nồng độ hormone thai kỳ. Phần lớn chúng sẽ làm suy yếu hoạt động của insulin trong các tế bào và làm tăng lượng đường trong máu. Khi thai nhi phát triển, nhau thai sản xuất kích thích tố nhiều hơn và làm hạn chế tác dụng của insulin. Đối với phần lớn phụ nữ, đây không phải là vấn đề bởi vì tuyến tụy của họ chỉ tiết ra đủ insulin để giữ ổn định lượng đường trong máu. Nhưng khi một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tuyến tụy sẽ không thể theo kịp với sự gia tăng lượng đường trong máu và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Làm gì để kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ?
Sau khi có được chẩn đoán của bác sĩ, mình muốn biết phải làm gì để con trong bụng có thể an toàn trong suốt thai kỳ. Bác sĩ Phụ – Sản đã giới thiệu mình đến một chuyên gia dinh dưỡng, người sẽ giúp mình biết phải điều chỉnh chế độ ăn uống ra sao để giữ lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định. Ngoài ra, mình cũng đã được khuyến khích tập thể dục vì điều đó giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích cơ thể chuyển glucose vào tế bào để biến nó thành năng lượng.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu nên ăn hoa quả gì vào mùa hè để mát trong người và tốt cho bé
>>>>>Xem thêm: 6 dấu hiệu mang thai bé trai bạn dễ nhận biết nhất
Chế độ ăn có thể giúp ổn định lượng đường huyết
Mình cũng học được cách làm thế nào để theo dõi lượng đường trong máu. Bác sĩ của mình cho biết phải kiểm tra lượng đường 2 lần trong ngày: đầu tiên vào buổi sáng, lúc bụng trống rỗng và sau mỗi bữa ăn. Mình cũng đã ghi lại lượng đường trong máu sau mỗi lần đo và đưa nó cho bác sĩ trong các cuộc khám thai theo lịch hẹn. Đối với một số bà bầu, trong đó có mình, những thay đổi trong chế độ ăn uống không đủ để giữ cho lượng đường trong máu luôn được ổn định. Cuối cùng bác sĩ sẽ phải kê một liều nhỏ insulin mỗi đêm trước khi đi ngủ.
Nếu phải dùng insulin hoặc thuốc uống, bạn cũng đừng lo lắng! Trong thời gian này, bác sĩ có thể sẽ hẹn khám 2 lần/ tuần để kiểm tra mức độ phát triển của thai nhi và tình trạng sức khỏe của mẹ. Đó là một bài kiểm tra đơn giản, bao gồm theo dõi nhịp tim của thai nhi và siêu âm.
Nếu mẹ không biết cách kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ của mình có thể gây biến chứng cho em bé trong bụng như tăng cân nhanh, hạ đường huyết, sinh non và bệnh tiểu đường type 2 về sau. Đối với mẹ, các biến chứng như cao huyết áp, tiền sản giật và tiểu đường cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thai kỳ và cả cuộc sống sau này của mẹ. Ngược lại, nếu làm theo hướng dẫn của bác sĩ, biến chứng sẽ giảm đáng kể. Như bé đầu của mình chẳng hạn, con đã được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh và mặc dù mình cũng bị tiểu đường thai kỳ trở lại trong lần mang thai thứ hai nhưng mình và bác sĩ tin rằng cả hai mẹ con vẫn sẽ tiếp tục có được một thai kỳ khỏe mạnh như trước kia.
Blogtretho.edu.vn
Nguồn: Ps