Nếu bạn còn trong thai kỳ nghĩa là phải luôn giữ một chế độ ăn uống lành mạnh nhất có thể. Đây không chỉ vì bạn mà còn vì sức khỏe sau này của thai nhi.
Bạn đang đọc: Bà bầu ăn nhiều chất béo cuối thai kỳ, thai nhi sinh ra dễ mắc bệnh
Tìm hiểu thêm: Ưu, nhược điểm của những mẹo kích thích chuyển dạ theo dân gian
>>>>>Xem thêm: 1.001 chuyện ở phòng sinh
Ba tháng cuối là lúc bạn phải bắt đầu kiềm hãm cơn thèm ăn của mình lại
Bạn sẽ luôn có cảm giác thèm ăn và ăn thả ga trong lúc bầu bí, nhất là vào giai đoạn cuối đầu và giữa thai kỳ. Nhưng ba tháng cuối là lúc bạn phải bắt đầu kiềm hãm cơn thèm ăn của mình lại. Các thai nhi có thể mắc một số bệnh có liên quan đến chuyện ăn uống của mẹ trong giai đoạn này. Đây là những kết luận trong một nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Cell.
Mẹ ăn nhiều trong 3 tháng cuối thai kỳ con bị béo phì suốt đời
Các nhà nghiên cứu đã cho những con chuột ăn theo một chế độ dinh dưỡng giàu chất béo trong suốt thời gian cho con bú, tương đương với giai đoạn cuối thai kỳ ở người và họ nhận thấy rằng các chú chuột con có nguy cơ bị béo phì suốt đời. Để lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng các chú chuột con sinh ra với chế độ ăn giàu chất béo từ chuột mẹ sẽ có nhiều thay đổi tại vùng dưới đồi, một khu vực của não bộ điều khiển sự trao đổi chất trong cơ thể. Điều này vẫn có thể xảy ra nếu chuột mẹ dư cân và nó có nghĩa là chế độ ăn uống của người mẹ trong cuối thai kỳ thực sự làm ảnh hưởng đến trọng lượng của thai nhi.
Ăn uống trong giai đoạn cuối thai kỳ sao cho hợp lý?
3 tháng cuối thai kỳ là một quãng thời gian rất quan trọng đối với sự phát triển của quá trình chuyển hóa ở thai nhi. Đó là thời điểm não bộ phát triển các kết nối phức tạp và chúng đều liên quan đến quá trình trao đổi chất.
Tuy nhiên, không nên vì vậy mà bà bầu phải cắt bỏ hoàn toàn lượng chất béo ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Thậm chí, nếu đó là chất béo lành mạnh, nó sẽ đóng vai trò hỗ trợ rất lớn đến sự phát triển của não bộ, hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ và lót đường cho giai đoạn cho con bú. Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn phải tập trung bổ sung chất béo từ các loại thực phẩm lành mạnh như các loại hạt, bơ, dầu ô liu, trứng, cá hồi, sữa chua và pho mát. Song song đó, phải tránh chất béo bão hòa và chất béo trans thường có trong các thực phẩm đóng gói. Ngoài ra, để chất béo được hấp thu tốt nhất, đừng quyên bổ sung thêm vitamin từ thực phẩm và các dạng viên uống tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ nhé!
Blogtretho.edu.vn
Nguồn: fP