Bí quyết để quá trình sinh mổ của mẹ bầu nhẹ nhàng như không

Rate this post

Áp lực trước khi lên bàn sinh mổ không phải ai cũng có thể hiểu được cho mẹ. Đó là một trải nghiệm đầy khó khăn. Vậy nên mẹ cần biến nó trở nên điều nhẹ nhàng nhất có thể.

Bạn đang đọc: Bí quyết để quá trình sinh mổ của mẹ bầu nhẹ nhàng như không

Hiện nay, sinh mổ đang là một trong những phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất được thực hiện cho các ca điều trị nội trú.

Trong mỗi ca sinh, không phải bà mẹ nào cũng có cho mình một kế hoạch rõ ràng. Chính vì vậy, không khó hiểu khi phần lớn đều cảm thấy không thực sự hạnh phúc trong mỗi lần sinh nở theo phương pháp này. Tuy nhiên, nếu biết cách tận hưởng, bạn vẫn có thể tìm thấy niềm vui và cảm xúc đặc biệt trong mỗi lần sinh mổ. Và đây là điều sẽ giúp bạn có được những khoảnh khắc hạnh phúc nhất.

Chọn nơi sinh và bác sỹ

Bí quyết để quá trình sinh mổ của mẹ bầu nhẹ nhàng như không

Bác sĩ mổ cho bạn trước hết phải là người bạn cảm thấy dễ gần, tin tưởng và tôn trọng

Bác sĩ mổ cho bạn trước hết phải là người bạn cảm thấy dễ gần, tin tưởng và tôn trọng vì đó là người sẽ đi cùng bạn trong một chặng đường dài trước khi gặp được mặt con yêu. Nếu có điều kiện, thậm chí phải cần biết rõ ê-kíp mổ sẽ có mặt trong phòng sinh cùng bạn. Ngoài ra, cần phải bàn bạc với bác sĩ gây mê về các loại thuốc bạn sẽ dùng đến trước và trong ca phẫu thuật. Một số tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau có thể khiến bạn bị run, buồn nôn và buồn ngủ. Do đó, nếu không muốn ngủ li bì trong suốt vài tiếng đầu và bỏ lỡ khoảnh khắc nhìn thấy con yêu chào đời thì bạn cần phải cân nhắc điều này thật kỹ nhé!

Hỏi càng nhiều càng tốt

Không thể nói trước được điều gì có thể xảy ra cho bạn trong một ca mổ. Nó có thể là những xui rủi và thường đi kèm với các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hỏi về tất cả những điều sẽ xảy đến với mình trong một ca mổ, bao gồm: “Tôi có thể xem một ca mổ lấy thai ở bệnh viện được không?”, “Bé sinh mổ sẽ ảnh hưởng gì không?”, “Sau khi mổ, bao lâu tôi sẽ được gặp mặt con?” hoặc “Những ai sẽ có mặt trong phòng mổ với tôi?”, “Nếu có biến chứng trong lúc mổ thì các bác sĩ sẽ làm gì?”… Tất cả những câu hỏi này cần phải thật cụ thể với cá nhân bạn về sức khỏe, tài chính, tính cách và cả những kinh nghiệm sinh đẻ trước đây. Câu trả lời cho những thắc mắc này chắc chắn sẽ giúp bạn có được sự tin tưởng tốt nhất về những điều sẽ xảy ra.

Xem xét sử dụng dịch vụ sinh gia đình

Tìm hiểu thêm: Mách mẹ bầu 5 loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, luôn khỏe mạnh trong thai kỳ

Bí quyết để quá trình sinh mổ của mẹ bầu nhẹ nhàng như không

>>>>>Xem thêm: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có gây vô sinh không?

Chọn phương pháp sinh mổ nhẹ nhàng để đem lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé

Trong các phương pháp sinh mổ hiện nay, xu hướng sinh mổ nhẹ nhàng đang rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nếu bạn chọn sinh tại một bệnh viện quốc tế, hãy đề cập với các bác sĩ về phương pháp sinh này bởi nó đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé, thậm chí có thể giúp bé tống đẩy dịch nhờn trong cổ họng trước khi ra ngoài và đem lại cảm giác sinh nở rất thật cho bạn không khác gì so với những bà mẹ sinh thường.

Bàn bạc trước với người hỗ trợ sinh

Người theo bạn cùng vào phòng sinh cần phải hiểu rõ về trạng thái cảm xúc của bạn. Vì vậy, cần phải có một cuộc nói chuyện ân cần giữa hai bên để có được sự tương tác tốt nhất. Nếu đó là chồng bạn, sự căng thẳng của người này thậm chí có thể lan truyền cho nhau và làm cho sự hỗ trợ trở thành một gánh nặng tinh thần mới. Để tận dụng tốt vai trò của người hỗ trợ, bạn có thể hỏi ý kiến của họ trước những nhu cầu rất thực của mình khi sinh nở, chẳng hạn có thể cho bé da kề da thay trong lúc bạn chưa kịp hồi phục.

Kế hoạch sau khi sinh

Phục hồi sau sinh mổ có nghĩa là cần làm cho vết mổ ở vụng mau chóng lành lặn. Do đó, bạn cần có những kế hoạch nhỏ nhưng thật rõ ràng để hỗ trợ cho sự phục hồi này. Tốt nhất, nên đảm bảo mọi thứ ở bệnh viện càng giống ở nhà càng tốt, bao gồm cả bữa ăn, việc chăm sóc trẻ, tắm rửa hay các trò giải trí. Một số sản phụ luôn trữ đồ ăn nhẹ, nước, đồ dùng cá nhân tối thiểu và thực hành cho bé bú trước sinh để có được sự phục hồi tốt nhất sau sinh mổ.

Sau cùng, điều quan trọng nhất là bạn cần phải có một sự hỗ trợ lớn từ người nhà hoặc người thuê mướn trong hai tuần đầu sau sinh. Điều đó sẽ giúp bạn tránh vận động quá nhiều hoặc gắng sức khiến vết thương trở nên lâu lành hoặc bung chỉ.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *