Sức khỏe của mẹ bầu có ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe thai nhi do mỗi liên quan mật thiết giữa mẹ và bé. Tuy nhiên sức khỏe mẹ bầu không chỉ là sức khỏe vật lý mà còn là sức khỏe tâm lý nữa.
Bạn đang đọc: Mẹ bầu khỏe mạnh cho thai nhi nhiều lợi ích
Dưới đây là những thông tin chăm sóc sức khỏe mẹ bầu cần biết cũng như những điều tác động đến bé từ sức khỏe của mẹ bầu mà mọi bà mẹ đều nên biết.
Dinh dưỡng lành mạnh giúp con đủ chất
Mẹ khỏe mạnh bé cũng khỏe mạnh.
Dinh dưỡng trong thai kỳ cực kỳ quan trọng. Việc mẹ ăn uống đủ chất đảm bảo cho bé có đủ các dinh dưỡng để phát triển hoàn thiện, sinh ra đủ cân nặng và giảm các nguy cơ bệnh tật có thể mắc phải. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng giúp mẹ bầu chống lại các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ như thiếu máu, hay tình trạng ốm nghén, mệt mỏi.
Ăn uống khoa học cũng là cách giúp mẹ bầu tránh được tình trạng tăng cân vô tội vạ trong thai kỳ.
Những dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi gồm: Axit folic , Canxi, Sắt, Vitamin C, Vitamin D, Kẽm, I-ốt, Omega-3, Protein, Carbohydrate.
Mẹ nên chọn các loại thực phẩm tươi sạch và tránh các thực phẩm chế biến sẵn. Một số dưỡng chất không thể cung cấp đủ qua khẩu phần ăn bình thường thì mẹ bầu có thể bổ sung bằng các viên uống.
Tập luyện thể dục: Mẹ khỏe, con vui
Những bài tập thể dục thể thao sẽ giúp mẹ bầu cải thiện các vấn đề như đau lưng, táo bón , mệt mỏi trong thai kỳ. Vận động cũng giúp máu huyết lưu thông, tăng lượng oxy trong cơ thể và tác động tích cực đến sự phát triển của thai nhi.
Tuy vậy, mẹ cũng nên luyện tập ở cường độ vừa phải, tránh gây áp lực hay quá tải lên cơ thể.
Những bộ môn thích hợp cho mẹ bầu như: Đi bộ, Bơi lội, Yoga, Khiêu vũ, Thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Bài tập Kegel.
Tìm hiểu thêm: 3 ngày đau đẻ tưởng “chết đi sống lại” của một mẹ Việt
Các vận động giúp máu mẹ bầu mạnh khỏe hơn.
Mẹ giữ răng miệng khỏe, con không lo biến chứng
Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ rất quan trọng. Nếu mẹ bầu có các vấn đề về răng lợi thì thai kỳ thường không suông sẻ theo. Các vấn đề mẹ thường gặp do sức khỏe răng miệng gây ra như sinh non hay sinh con nhẹ cân. Bé sinh non hay nhẹ cân thường có các vấn đề về phát triển kỹ năng vận động, kỹ năng xã hội hay khả năng học tập.
Việc chăm sóc răng miệng trong thai kỳ nên lưu ý đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám trong kẻ răng. Mẹ nên khám định kỳ sáu tháng 1 lần để chẩn khám các tổn thương ở lợi, răng… kịp thời điều trị.
Mẹ bầu không stress, con sinh ra vui vẻ
>>>>>Xem thêm: Tất tần tật những điều mẹ cần biết về bệnh cảm cúm trong thai kỳ
Mẹ vui vẻ bé cũng dễ hình thành tính lạc quan.
Khi mẹ bầu ở trong tình trạng căng thẳng, stress thì cortisol, một loại hormone gây căng thẳng được sản sinh ra và truyền cho thai nhi khiến trẻ sau khi sinh ra bị các vấn đề về thần kinh, ít ngủ và khóc nhiều. Sự căng thẳng ở mẹ còn có thể dẫn đến các triệu chứng như sinh non, nhẹ cân. Vì vậy, sức khỏe tinh thần đóng một vai trò không hề nhỏ trong toàn bộ thai kỳ. Mẹ bầu nên chú trọng thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.
Một số gợi ý cho mẹ bầu để ổn định và giữa tinh thần vui vẻ là: Đi dạo, sắp xếp cho các chuyến du lịch giữa thai kỳ, thiền, ghe nhạc, xem phim, ngủ đủ giấc…
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)