Hormone progesterone và những ảnh hưởng lên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Rate this post

Hormone progesterone có sự gia tăng bất thường trong ba tháng đầu thai kỳ và gây ra những khó chịu cho bà bầu như chứng ốm nghén. Việc thiếu hụt hormone lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ.

Bạn đang đọc: Hormone progesterone và những ảnh hưởng lên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Hormone progesterone ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như thế nào?

Hormone progesterone điều chỉnh chi kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng đến quá trình làm “ tổ” cho trứng để bắt đầu thai kỳ.

Hormone progesterone và những ảnh hưởng lên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Hormone progeterone có ảnh hưởng lớn đến thai kỳ.

Chính hormone này cũng khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn trong những ngày hành kinh.

Khi mẹ mang thai hormone progesterone tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Chúng cũng tạo ra nút nhầy cổ tử cung để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài và ngăn chặn các cơn co thắt tử cung.

Sự thay đổi lượng hormone progesterone trong 3 tháng đầu thai kỳ diễn ra như thế nào?

Trong tuần 1 và 2 của thai kỳ, lượng hormone progesterone từ buồng trứng ở mức 1 – 1.5 ng/ ml. Hàm lượng này giúp cho cơ thể mẹ bầu chuẩn bị sẵn sàng cho thai kỳ. Thường quá trình rụng trứng sẽ hoàn tất trong 2 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Trong tuần 3-4 của thai kỳ lúc này lượng progresterone tăng lên 2 ng/ml hoặc cao hơn để sẵn sàng cho quá trình thụ thai. Khi trứng được thụ tinh trong tuần thứ 3 thì lượng hormone sẽ tăng lên 1-3 ng/ml mỗi ngày và cao nhất có thể đạt đến 10-29 ng/ml.

Tìm hiểu thêm: Mô tả chi tiết các giai đoạn chuyển dạ trong quá trình sinh con

Hormone progesterone và những ảnh hưởng lên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Càng về sau thai kỳ lượng hormone càng tăng.

Đến tuần thứ 5-6 của thai kỳ lượng hormone đạt mức ổn định từ10-29 ng/ml mỗi ngày. Nhiệm vụ chính của hormone lúc này là nuôi dưỡng nhau thai, kích thích tăng trưởng mạch máu tử cung và giúp nhau thai hoạt động. Chúng giúp cho mẹ bầu có một thai kỳ ổn định và khỏe mạnh. Tuy nhiên, do sự tăng cao này mà lúc này mẹ bầu có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ như các triệu chứng ốm nghén hoặc ngứa da.

Đến tuần thứ 7-14 của thai kỳ hormone progresterone thay vì được sản xuất từ buồng trứng sẽ được sản xuất từ nhau thai và nồng độ của chúng lúc này đặc biệt cao, ở mức15-60ng/ml. Các tác động chúng có thể gây ra cho mẹ bầu lúc này là: táo bón, ợ nóng, khó tiêu. Tuy nhiên hormone này giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa được các cơn co thắt sớm trong thai kỳ và thư giãn các cơ bắp để tạo không gian nhiều hơn cho bé phát triển.

Tùy vào từng tam cá nguyệt khác nhau mà nồng độ progesterone cũng giao động ở các mức khác nhau. Thường trong tam cá nguyệt thứ nhất ở mức 9-47 ng/ml, tam cá nguyệt thứ hai là 17-147 ng/ml, tam cá nguyệt thứ ba ở mức 55- 200 ng/ml.

Những biến chứng mẹ bầu có thể đối mặt nếu thiếu hormone progesterone

Việc thiếu hormone progrestrone ở tuần thai thứ sáu có thể khiến thai kỳ không an toàn. Trong suốt ba tháng đầu nếu lượng progesterone không được đảm bảo mẹ bầu có thể đối mặt với tình trạng mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai. Thường phụ nữ có tiền sử sẩy thai có thể cần điều trị progresterone trong 20 tuần đầu thai kỳ để ngăn ngừa điều này lặp lại.

Hormone progesterone và những ảnh hưởng lên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

>>>>>Xem thêm: Chỉ ra 7 sai lầm trong việc ăn, uống các mẹ bầu đang răm rắp làm theo

Thiếu Progesterone có thể khiến mẹ bị sẩy thai.

Có thể điều trị suy giảm nồng độ progesterone bằng cách đặt thuốc âm đạo, thuốc viên hoặc thuốc tiêm. Nếu có vấn đề về hormone progesterone trong thai kỳ mẹ bầu nên có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, tùy theo cơ địa của mỗi mẽ bầu mà bác sĩ sẽ có những hướng dẫn hợp lý nhất.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *