Vitamin là dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ. Tuy nhiên việc bổ sung vitamin không thể tùy tiện mà phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định để tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn mẹ cách bổ sung 5 loại vitamin quan trọng trong thai kỳ
Dưới đây là những lưu ý cho mẹ bầu khi bổ sung 5 loại vitamin có vai trò rất quan trọng trong thai kỳ.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C có nhiều trong trái cây.
Hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm trong thai kỳ chính là nguyên nhân khiến vitamin C trở nên quan trọng trong thời gian bầu bí. Vitamin C giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh khi ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn. Đồng thời vitamin C cũng giúp mẹ bầu hấp thu sắt tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai.
Lượng vitamin C cần thiết cho mẹ bầu mỗi ngày là 70 – 90mg. Các nguồn thực phẩm phong phú vitamin C gồm rau xanh và trái cây.
Tuy vậy mẹ bầu không nên nạp quá 200mg vitamin C một ngày. Các nghiên cứu cho thấy việc dư thừa quá nhiều vitamin C trong các tháng đầu tiên của thai kỳ ở loài chuột khiến hormone quan trọng là progestorone bị suy giảm. Điều này có thể khiến dẫn đến sự bong tróc lớp niêm mạc tử cung gây chảy máu dễ dẫn đến sẩy thai. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng cho thấy liều cao vitamin C trong tam cá nguyệt thứ ba có thể gây tình trạng thiếu hụt vitamin C ở trẻ sơ sinh.
Bổ sung vitamin E
Nếu mẹ uống viên bổ sung vitamin E nên theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo nghiên cứu có đến 70% mẹ bầu có lượng tiêu thụ vitamin E cao có khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ở tim.
Mẹ bầu có chế độ ăn giàu vitamin E thường có nguy cơ sinh con dị tật cao gấp 9 lần so với một mẹ bầu có chế độ ăn bình thường. Thậm chí thực đơn giàu vitamin E ở mẹ bầu còn gây ra chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
Lượng vitamin E tối đa mẹ bầu nên bổ sung mỗi ngày là 15- 19mg.
Bổ sung vitamin A
Tìm hiểu thêm: Bổ sung quá nhiều folate trong lúc mang thai có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ
Vitamin A có trong rau củ màu đỏ.
Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc hình thành các cơ quan ở thai nhi như: tim, gan, phổi, thận và hệ thần kinh trung ương. Nhưng nếu cung cấp quá nhiều vitam A trong thai kỳ lại khiến cho trẻ bị dị tật bẩm sinh và bị nhiễm độc gan.
Lượng vitamin A an toàn mỗi ngày cho mẹ bầu là: 750 – 770micrograms RAE (2.565 IU). Nếu hấp thu quá 10.000 IU mỗi ngày mẹ bầu sẽ gây hại cho bé. Vitamin A thường có nhiều nhất trong các loại gan động vật. Chỉ 85g gan bò đã có lượng vitamin A cao hơn khuyến cáo 12 lần.
Bổ sung vitamin D
Phơi nắng là cách bổ sung vitamin D hiệu quả
Tương tự các loại vitamin khác, vitamin D cũng cần được bổ sung đúng liều lượng, thừa hay thiếu cũng gây hại cho sức khỏe thai kỳ. Vitamin D có vài trò trong việc tổng hợp các hormone, xây dựng hệ thống thần kinh và giúp cơ thể hấp thu canxi. Thừa vitamin D khiến cho mẹ bầu dễ bị buồn nôn, choáng váng, đau bụng, đi ngoài, sỏi thận, cao huyết áp…
Mẹ cũng không nên tự ý uống viên bổ sung vitamin D mà không có chỉ định của bác sĩ. Phơi nắng và ăn các thực phẩm tự nhiên như: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu và đặc biệt là đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, bông cải xanh, nước cam, sữa, lòng đỏ trứng gà… là những cách để mẹ bầu cung cấp vitamin D cho cơ thể mà không phải lo lắng.
Vitamin B9
Mẹ bầu cần bổ sung 400microgram axit folic (vitamin B9) mỗi ngày, kể từ khi muốn có thai cho đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi. Tuy nhiên nếu mẹ bầu gặp các vấn đề như: Đã có em bé bị khuyết tật ống thần kinh, mắc bệnh tiểu đường, có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30, mắc bệnh hồng cầu hình liềm, mắc bệnh thalassemia (rối loạn máu di truyền), đang dùng thuốc trị động kinh, mắc chứng celiac (một loại bệnh liên quan đến tiêu hóa, khiến ruột phản ứng lại với một số loại protein có trong ngũ cốc)… thì bác sĩ sẽ kê toa để mẹ bầu bổ sung hơn 5mg axit folic mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Tụ dịch màng nuôi khi mang thai: Mối nguy ít mẹ bầu nào biết!
Thực phẩm giàu vitamin B9.
Axit folic cần thiết cho việc hình thành hệ thần kinh và chống lại các triệu chứng khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Thế nhưng dùng quá liều axit folic có thể gây ra co giật ở người bị động kinh hoặc làm mất đi dấu hiệu nhận biết sự thiếu hụt vitamin B12 gây ra chứng thiếu máu đại hồng cầu.
Người bị nghi ngờ ung thư hay bị bệnh ung thư cũng không nên dùng axit folic vì chúng làm tăng trưởng sự phân chia tế bào.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)