Chế độ ăn uống của mẹ khi mang thai có thể ảnh hưởng lâu dài trên trọng lượng của con về sau và khiến chúng trở thành những đứa trẻ béo phì.
Bạn đang đọc: Bà bầu ăn quá nhiều, thai nhi có thể mắc béo phì khi sinh ra
Chế độ ăn uống của mẹ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến trọng lượng của con về sau
Chúng ta đều biết những gì đã dung nạp trong thai kỳ vô cùng quan trọng, nhưng có thể điều này sẽ khiến bạn kinh ngạc. Một nghiên cứu gần đây cho biết chế độ ăn uống của mẹ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến trọng lượng của con về sau và khiến trẻ bị béo phì khi đến tuổi vị thành niên.
Chất béo và thai nhi
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Glasgow đã tiến hành xâu chuỗi để tìm ra mối liên hệ giữa chế độ ăn uống của bà bầu và trọng lượng của các thai nhi về sau. Kết quả cho thấy những thai nhi tích tụ nhiều chất béo khi ở trong tử cung của mẹ có xu hướng trở thành những đứa trẻ thừa cân trong những năm về sau.
Sau khi xem xét các mẫu máu dây rốn và đối chiếu với những thông tin về trọng lượng của các trẻ niên thiếu từ 5.011 bà mẹ, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng leptin ( hay còn gọi là “hormone cảm giác no”) và adiponectin (một loại protein kiểm soát một số hoạt động trao đổi chất) có thể chỉ ra một thai nhi có bao nhiêu lượng chất béo trong cuộc sống sau này. Cụ thể, lượng chất béo cao trong mẫu máu dây rốn có liên quan đến vòng bụng và chỉ số khối cơ thể (BMI) của các bé từ 9 đến 17 tuổi.
Hormone tạo cảm giác no và nguy cơ béo phì
Chức năng của leptin trong cơ thể khá phức tạp, nó được gọi là “hormone tạo cảm giác no” bởi vì nó có nhiệm vụ phát ra tín hiệu khi chúng ta đã ăn đủ. Nhưng điều đáng chú ý đó chính là leptin do các mô mỡ sản xuất. Nếu cơ thể có nhiều chất béo hơn, nghĩa là leptin được sản xuất nhiều hơn. Đó là lý do tại sao sự hiện diện của leptin với mức độ cao trong máu dây rốn có thể chỉ ra nguy cơ béo phì của một thai nhi sau khi đến tuổi thiếu niên.
Adiponectin trong máu dây rốn cũng là thông tin rất hữu ích cho thấy mối liên hệ giữa lượng chất béo cao trong thời kỳ bào thai và chu vi vòng eo của những đứa trẻ ở tuổi 17. Tuy nhiên, mối liên hệ này không được tìm thấy ở những đứa trẻ 9 tuổi.
Tiến sĩ Joy Simpson, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết một chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ vượt mức có thể tạo điều kiện cho sự phát triển và tích lũy chất béo của thai nhi. Nó có thể được lập trình sẵn để phát triển trọng lượng của trẻ trong thời kỳ thơ ấu và niên thiếu.
Tầm quan trọng của việc cân bằng chế độ ăn uống
Tìm hiểu thêm: 5 bí quyết giúp bà bầu luôn xinh đẹp, quyến rũ khi mang thai
>>>>>Xem thêm: Thai 33 tuần và những thay đổi mà mẹ bầu nên biết
Ăn uống trong thai kỳ không phải là “ăn cho hai người”
Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì sự chế độ ăn uống cân bằng trong thai kỳ vì nó có thể khiến con bạn đối diện với những vấn đề liên quan đến trọng lượng trong cuộc sống sau này. Việc giữ mức tăng cân hợp lý và xóa bỏ tư tưởng “ăn cho hai người” sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát trọng lượng khi mang thai.
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy việc nhận biết trọng lượng của thai nhi trong giai đoạn trứng có thể giúp dự đoán nguy cơ béo phì của trẻ khi được 6 tháng tuổi.
Tóm lại, thực phẩm lành mạnh và những bữa ăn hợp lý trong thai kỳ một lần nữa lại là vấn đề mà bạn cần bạn phải nghiêm túc thực hiện nếu không muốn con bạn có thể chịu ảnh hưởng sức khỏe chỉ vì những gì mẹ đã ăn trong thai kỳ.
Blogtretho.edu.vn
Nguồn: FP