Năm bệnh thường gây ra biến chứng dưới đây khá phổ biến trong thai kỳ. Mẹ bầu nên cẩn thận vì chúng có thể gây ra những tổn hại nguy hiểm đến mẹ và bé.
Bạn đang đọc: 5 bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi
Những thông tin về biến chứng và cách điều trị dưới đây giúp ích cho mẹ bầu có thể tự chẩn bệnh ban đầu và ứng phó kịp thời, tránh được nguy hiểm mẹ bầu nhé.
Đau khung xương chậu
Đau khung xương chậu ở mẹ bầu.
Xương chậu phát triển quá sớm hoặc quá xa gây nên các cơn đau trên xương chậu, hông, đùi và đáy chậu. Đau khung xương chậu còn là do lượng hormone cao trong cơ thể.
Cách điều trị
Để điều trị chứng này mẹ buộc phải dùng các dụng cụ hỗ trợ cho xương chậu như nẹp, nạng hay áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu như co duỗi và kéo căng. Tuy vậy, các khớp cơ của mẹ lúc này rất mềm, mẹ nên thận trọng khi áp dụng các phương pháp trị liệu này để tránh gây ra tổn thương mẹ nhé.
Tiểu đường thai kỳ
Có khoảng 8% mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ. Bệnh thường xuất hiện vào tuần thai thứ 24-28. Thường mẹ bầu sẽ trở lại bình thường sau sinh nhưng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cho lần mang thai sau tăng lên đến 50%. Trẻ có mẹ bầu bị bệnh tiểu đường cũng có thể bị bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.
Cách điều trị
Việc chú ý lượng đường có trong thực đơn hàng ngày và luyện tập là việc mẹ bầu nên làm. Béo phì thai kỳ có thể khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hơn. Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin thì mẹ bầu nên tiêm insulin theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhau thai bám thấp
Nhau thai bám thấp xuất hiện các triệu chứng rõ ràng vào tuần thứ 18-20 của thai kỳ và chiếm đến 5% phụ nữ mang thai. Nhau thai lúc này sẽ nằm dưới tử cung thay vì bám trên tử cung hoặc dọc theo mào trước hay mào sau như bình thường.
Tìm hiểu thêm: 8 triệu chứng bất thường khi mang thai ba tháng đầu
Phát hiện các dấu hiệu bệnh càng sớm càng tốt cho mẹ bầu.
Cách điều trị
Khi nhau thai bám thấp có đến 95% các trường hợp nhau thai tràn ra ngoài khi chuyển dạ, 5% còn lại biến chứng sang chứng nhau thai tiền đạo. Bất thường ở nhau thai có thể khiến me bầu bị mất máu trong các tháng cuối thai kỳ.
Do đó, việc phát hiện sớm là cần thiết. Thông qua siêu âm bác sĩ sẽ xác định mẹ bầu cần để mổ hay không để tránh xuất huyết quá mức gây đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé.
Tiền sản giật
Đây là triệu chứng rối loạn sức khỏe nghiêm trọng và nguy hiểm, thường xuất hiện ở 10% mẹ bầu. Chứng tiền sản giật cũng khiến mẹ bầu phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khác như huyết áp cao, đạm niệu đạo, sưng phù tay chân. Mẹ mang thai lần đầu hay có tiền sử cao huyết áp sẽ dễ bị tiền sản giật hơn bình thường.
Cách điều trị
Giải pháp để chấm dứt chứng tiền sản giật là sinh con. Tuy nhiên trước khi sinh mẹ có thể phải điều trị với thuốc. Mẹ có thể phải sinh mổ nếu được chẩn đoán về chứng tiền sản giật sớm.
Nếu chứng tiền sản giật xuất hiện gần ngày sinh thì việc giục sinh là rất cần thiết.
Chứng tiền sản giật cũng sẽ mất dần sau vài ngày hoặc vài tuần khi em bé đã chào đời và trước khi mẹ hoàn toàn hồi phục sau sinh nở.
Chứng nghén cận ngày sinh
>>>>>Xem thêm: Đáng lo khi bà bầu bị đau bụng dưới khi mang thai
Một số mẹ bầu có thể nghén suốt thai kỳ cho đến tận ngày sinh.
Có khoảng 1,5% mẹ bầu có thể mắc chứng ốm nghén cận ngày sinh thay vì nghén trong ba tháng đầu thai kỳ. Điều này khiến mẹ bầu không thể hấp thu đủ nước cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Trong một số trường hợp, nhất là khi mẹ bầu mang đa thai, các hormone sản sinh nhiều bất thường và ảnh hưởng đến não bộ. Mẹ cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn.
Cách điều trị
Trong một số trường hợp nặng mẹ bầu cần được truyền nước để bù đắp lượng nước bị mất. Mẹ có thể uống nước chanh, nước trái cây pha loãng, trà loãng, nước canh… Lúc này mẹ cũng nên thường xuyên ăn nhẹ và luôn mang thức ăn vặt bên người để nhấm nháp nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)