Những hình ảnh bạn sắp thấy rất chân thực, mang ý nghĩa giáo dục và sự giác ngộ về tính bình thường, an toàn của những ca sinh ngược với sự trợ giúp của người đỡ đẻ lành nghề, hiểu biết, có kinh nghiệm.
Bạn đang đọc: Bộ ảnh chân thật về ca sinh con ngôi ngược cực nhanh bằng ngả âm đạo
Bộ ảnh được chia sẻ trên trang https://karynloftesnessphotography.com. Theo đó, cho tới thời điểm hiện tại, em bé trong ảnh đã hơn 7 tháng tuổi và hoàn toàn khỏe mạnh. Cân nặng chào đời: 3.69 kg.
Raychel đã dự đinh sinh Silas, đứa con thứ tư, tại nhà riêng. Bốn ngày trước ngày dự sinh, cô mới biết con mình đang ở ngôi mông với 2 chân cao ngang đầu (frank breech). Tại bệnh viện Ohsu ở Portland có chương trình cho phép những ca sinh ngược này diễn ra qua ngả âm đạo, nhưng cô không còn đủ thời gian để đổi nơi sinh nữa. Ngoài ra, cô có tiền sử chuyển dạ nhanh và cũng không hứng thú với viễn cảnh di chuyển liên bang trong 5 tiếng đồng hồ vào giờ cao điểm. May mắn thay, nữ hộ sinh của cô rất giỏi và có kinh nghiệm với những ca sinh ngược, nên cô cảm thấy rất yên tâm cho cuộc sinh tại nhà riêng lần này.
Cậu bé lọt xuống, một phần thân mình và hai chân xuất hiện.
Cuộc chuyển dạ của Raychel lần này lâu hơn tất cả những cuộc sinh trước đó, có lúc nữ hộ sinh của cô nghĩ họ phải di chuyển đến bệnh viện nhằm siêu âm kiểm tra vì cuộc chuyển dạ dường như không tiến triển thêm, nhưng khi đó Raychel đã nói chuyện động viên với Silas, bảo con rằng đến lúc ra khỏi bụng mẹ rồi đấy, ra ngay nhé.
Cậu bé tiếp tục kéo bàn chân xuống.
Trong lúc việc này diễn ra, bạn có thể thấy cậu bé đã thay đổi vị trí một chút. Cậu bé đã xoay mặt lại phía lưng của Raychel. Việc này giúp cho cậu bé có thể tự mình đưa 2 vai ra khỏi xương chậu của mẹ.
Một chân đã lọt ra ngoài. Giờ cậu bé đang xoay xở với chân còn lại .
Cánh tay phải đã ra ngoài và chẳng mấy chốc tới lượt cánh tay trái.
Ngay khi cánh tay trái tuột xuống, nó kéo theo sợi dây rốn vốn nằm phía dưới nó và bạn rất khó thấy được sợi dây rốn tròng quanh phía sau cậu bé, vắt lên vai phải rồi lại vòng lên phía bên trái cổ cậu bé. Khuôn mặt cậu bé hầu như có thể nhìn thấy rõ cùng với miệng và mũi không bị cản.
Tìm hiểu thêm: Khám phá chuyện ăn uống của các mẹ bầu trên thế giới
Cậu bé giờ hoàn toàn lọt ra ngoài và ngay khi cậu đổ người về phía trước, các nữ hộ sinh kịp bắt lấy và chuyền cậu qua chân của Raychel.
Đây là cách mà thiên thần đến với thế giới , đáng yêu quá.
Ngay khi được chuyền tới mẹ Raychel, cậu mở mắt, nhìn quanh rồi bắt đầu cất tiếng khóc rất to. Thời gian thật từ bức ảnh thứ nhất đến bức cuối cùng là hai phút hai mươi tám giây (2:28).
Ngay khi được chuyền tới mẹ Raychel, cậu mở mắt, nhìn quanh rồi bắt đầu cất tiếng khóc rất to.
Theo bạn Trần Cảnh đang là bác sỹ sản khoa: “Về góc độ chuyên môn, bạn này có khả năng sinh ngược vì là con lần 4, sự giãn nở tốt, cân nặng 3600gr là ko to so với khung chậu người châu Âu. Tôi cũng đã đỡ vài ca sinh ngược, nó liên quan nhiều đến khả năng tiên lượng cuộc sinh. Bộ ảnh rất xúc động, chỉ mong các mẹ đừng hiểu nhầm mà nhất quyết sinh ngược thì khổ các nhà sản khoa nhé”.
>>>>>Xem thêm: Choline: dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé trong thai kỳ
Khoảnh khắc hạnh phúc khá tuyệt vời của hia đình khi chào đón thêm sinh linh bé nhỏ.
Mẹ chú ý, sinh ngôi ngược dễ sinh tai biến như:
* Về mẹ: dễ bị rách phần mềm (tầng sinh môn, cổ tử cung) khi đầu lọt ra.
* Về thai nhi: dễ sa dây rốn hay chèn ép dây rốn dẫn đến tử vong. Nhẹ hơn là các sang chấn trong lúc sinh như xuất huyết não – màng não, liệt thần kinh cánh tay, gãy xương đùi, rách cơ ức đòn chũm. Nếu nắm thai kéo không đúng cách, có thể gây tổn thương các tạng trong bụng.
Có một số yếu tố khác cũng dễ gây tai biến: sản phụ rặn đẻ khi cổ tử cung chưa mở trọn, gây kẹt đầu hậu; tay thai nhi giơ cao làm cuộc sinh bị kéo dài, thai ngạt, có thể gãy xương cánh tay khi thủ thuật hạ tay. Đầu ngửa làm cho đường kính trở nên quá lớn, gây kẹt đầu hậu.
Sinh ngôi ngược khó khăn và nguy hiểm. Các cách sau đây thường được áp dụng:
* Cho sinh tự nhiên, nếu thai nhỏ, con rạ, tầng sinh môn đã giãn nhiều.
* Sinh ngả âm đạo, có can thiệp từng phần: thai nhi được để sinh tự nhiên đến rốn. Sau đó, người đỡ sinh sẽ phụ giúp trong thì sinh vai, tay và đầu.
* Đại thủ thuật kéo thai: hiện nay không được áp dụng vì nguy hiểm.
* Mổ lấy thai: nhằm giảm tỷ lệ sang chấn cho thai nhi. Được áp dụng trong các trường hợp: con so, ước lượng thai nặng trên 3 kg; con rạ, ước lượng thai nặng hơn kỳ sinh trước; con so, mẹ lớn tuổi; có sa dây rốn; suy thai trong chuyển dạ hay chuyển dạ kéo dài.
** Vì yếu tố tế nhị nên chúng tôi xin phép làm mờ một số điểm nhạy cảm của ảnh.
Theo WTT