Nhận biết các dấu hiệu thai lưu từ giai đoạn sớm của thai kỳ

Rate this post

Mất đi đứa con đã mang nặng suốt hàng thàng ròng là một cú sốc lớn. Chính vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu thai lưu ngay từ sớm có ý nghĩa chuẩn bị rất lớn đối với sức chịu đựng của bản thân người mẹ và những người thân khác trong gia đình.

Bạn đang đọc: Nhận biết các dấu hiệu thai lưu từ giai đoạn sớm của thai kỳ

Nhận biết các dấu hiệu thai lưu từ giai đoạn sớm của thai kỳ

Mất đi đứa con đã mang nặng suốt hàng thàng ròng là một cú sốc lớn

Những gì xảy ra với người mẹ khi thai chết lưu là nỗi đau quá lớn để có thể nghe thêm bất cứ điều gì khác. Nhưng người thân của họ rất cần được biết về những gì có thể làm được sau khi thai chết lưu để ngăn chặn điều tương tự có thể xảy ra trong lần mang thai kế tiếp.

Thế nào là thai chết lưu?

Theo định nghĩa của y học, thai chết lưu là khái niệm chỉ một em bé được sinh ra nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống tại thời điểm sinh hoặc sau 20 tuần mang thai và có trọng lượng trên 500g. Các thai nhi có thể đã chết trong thời gian người mẹ đang mang thai, trong lúc chuyển dạ hoặc rặn đẻ.

Điều gì xảy ra khi thai nhi chết trong tử cung?

Khi một thai nhi chết trong tử cung (dạ con), người mẹ vẫn phải sinh và đối mặt với sự mất mát lớn nhất. Có thể bạn sẽ không thể suy nghĩ được điều gì về bản thân mình ở thời điểm vô cùng khó khăn này, nhưng các bác sĩ vẫn phải tư vấn cho bạn biết những gì tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Bạn sẽ được khởi phát cơn chuyển dạ để sinh con một cách tự nhiên. Nếu tử cung không mở hoàn toàn, bạn sẽ được tiêm hormone oxytocin để kích thích tử cung giãn nở. Tuy nhiên, trước khi dùng những biện pháp này, các bác sĩ sẽ trao đổi với bạn trước đó để bạn có thêm thời gian quyết định.

Một số bố mẹ sẽ muốn sinh càng sớm càng tốt. Nhưng những người khác có thể muốn chờ đợi thêm một vài ngày để họ có thời gian chấp nhận những gì đã xảy ra và xem xét thực hiện cách sinh thường hay nạo thai.

Trong trường hợp bạn quá sốc để có thể đưa ra quyết định nhưng cơ thể lại đang đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp giục sinh ngay lập tức.

Nếu bạn đang mang song thai hoặc đa thai và một trong số các bé đã chết, có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên phá thai trong lúc này. Sự sống của thai nhi còn lại sẽ phụ thuộc vào việc các bào thai có chia sẻ với nhau cùng một nhau thai hay không. Nếu có, bạn nên đợi thêm để đứa trẻ có thời gian trưởng thành hơn. Sau đó, cả hai có thể sẽ được sinh ra cùng lúc và thai nhi còn lại sẽ được khỏe mạnh bình thường.

Nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu?

Không phải lúc nào cũng có thể tìm ra được nguyên nhân thai chết lưu. Đó là một câu hỏi lớn mà các bậc cha mẹ luôn muốn được trả lời. Tuy nhiên, trong hơn 1/4 trường hợp, các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân thực sự. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể dẫn đến thai chết lưu:

Tìm hiểu thêm: Thai vào tử cung chậm có dẫn đến sẩy thai hay thai mang thai ngoài tử cung không?

Nhận biết các dấu hiệu thai lưu từ giai đoạn sớm của thai kỳ

Thai nhi phát triển không bình thường trong tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu

– Thai nhi phát triển không đầy đủ khi sống trong tử cung.

– Thai nhi có khiếm khuyết di truyền hoặc thể chất không bình thường (rối loạn nhiễm sắc thể, thai dị dạng, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con,…). Có thể não, tim hoặc cơ quan khác chưa phát triển đúng cách.

– Nhau thai bắt đầu tách ra khỏi niêm mạc tử cung khiến người mẹ chảy máu nặng sau 24 tuần của thai kỳ và đây chính là biến chứng nhau bong non.

– Tiền sản giật có thể làm giảm lưu lượng máu đến các thai nhi qua nhau thai. Thông thường, tình trạng này đi cùng với biến chứng nhau bong non.

– Mẹ mắc bệnh mãn tính chẳng hạn như bệnh viêm thận, thiếu máu, bệnh tim, lao phổi, cao huyết áp, tiểu đường, gan ứ mật thai sản hoặc gặp bất kỳ một vấn đề nào khác liên quan đến đông máu.

– Có vấn đề xảy ra khi thai nhi lọt lòng qua ngã âm đạo, chẳng hạn vai của bé gặp khó khăn khi qua ống sinh và làm giảm nghiêm trọng lượng oxy cần thiết cho sự sống.

– Mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng như bệnh listeriosis, salmonella hoặc bệnh toxoplasmosis.

– Mẹ bị nhiễm độc thai nghén nhưng không được điều trị sớm.

– Mẹ mắc các chứng bệnh liên quan đến tử cung như: tử cung dị dạng, tử cung nhi tính hay tử cung kém phát triển….

– Mẹ tuổi cao, từ 40 tuổi trở lên.

– Chế độ dinh dưỡng của mẹ kém lại lao động nặng nhọc

Nhận biết các dấu hiệu thai lưu ngay từ sớm

Nhận biết các dấu hiệu thai lưu từ giai đoạn sớm của thai kỳ

>>>>>Xem thêm: Để tiểu đường thai kỳ không là nỗi ám ánh của bà bầu

Việc nhận biết các dấu hiệu thai lưu và xử lý ngay từ sớm sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro lớn nhất

Việc nhận biết các dấu hiệu thai lưu và xử lý ngay từ sớm sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro lớn nhất có thể. Vì thế, khi nhận thấy một trong những dấu hiệu thai lưu dưới đây, bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc tìm bác sĩ Phụ – Sản thường xuyên khám cho mình:

– Thai máy yếu hoặc không có dấu hiệu: Khi bạn không còn cảm nhận các hoạt động thai máy thì đó có thể là một dấu hiệu thai lưu. Hãy thử nằm nghiêng về một phía và đếm số lần thai máy trong khoảng 1 tiếng. Nếu thấy bất thường phải gọi ngay cho bác sĩ.

– Chấm dứt các dấu hiệu thai kỳ: Khi mang thai, hormone sinh sản sẽ khiến cho mẹ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề và được biểu hiện ra ngoài bằng các triệu chứng đau tức ngực, nôn nghén,… Nếu thai nhi đã chết trong tử cung, các dấu hiệu này cũng sẽ chấm dứt và kèm theo hiện tượng rỉ sữa, chảy máu đen và nếu thử máu sẽ thấy sinh sợi huyết giảm.

– Tử cung không phát triển: Khi thai nhi phát triển, tử cung của mẹ cũng phải giãn ra để thích nghi và bụng ngày càng lớn dần. Chính vì vậy nên khi thai chết lưu, tử cung sẽ không phát triển. Các bác sĩ có thể phát hiện sớm tình trạng này khi thăm khám.

– Tim thai ngưng: Trong những lần khám thai định kỳ, bao giờ các bác sĩ cũng kiểm tra nhịp tim thai. Nếu không nghe thấy, có nghĩa là thai nhi gặp vấn đề, trong đó không thể loại trừ đây chính là dấu hiệu thai lưu.

Trường hợp nghiêm trọng nhất của thai lưu là nước ối bị vỡ sớm khi chưa có bất kỳ dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ. Thông qua vị trí màng ối rách, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào buồng ối và tử cung gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng và đe dọa tính mạng của người mẹ.

Đối với những thai chết lưu non tháng (1 – 2 tháng), thai có thể tự tiêu biến khi mẹ chưa kịp nhận biết mình đã mang thai. Nếu thai đã lớn trên 6 tháng, có thể sẽ sẩy thai tự nhiên hoặc sinh thường. Thông thường thai càng lớn tuổi thì thời gian lưu thai càng ngắn.

Trên đây là các nguyên nhân, dấu hiệu thai lưu và cách xử lý khi gặp trường hợp thai lưu. Mặc dù đây không phải là vấn đề dễ tiếp nhận nhưng những hiểu biết về nó sẽ giúp bạn tự biết cách đối mặt và bảo vệ cho chính sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân. Ngoài ra, việc phát hiện nguyên nhân thai chết lưu cũng giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh trong lần mang thai kế tiếp.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *