Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai trong 3 giai đoạn thai kỳ

Rate this post

Đau bụng dưới khi mang thai khiến không ít bà bầu lo lắng vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau, đau bụng dưới cũng khác nhau.
1. Đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ

Bạn đang đọc: Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai trong 3 giai đoạn thai kỳ

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai trong 3 giai đoạn thai kỳ

Đau bụng 3 tháng đầu thai kỳ

Theo các bác sĩ, trong 1 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường có cảm giác đau lâm râm bụng dưới, điều này lý giải, do trứng bắt đầu làm tổ ở tử cung nên bà bầu có cảm giác đau bụng nhẹ, đôi khi đau giống như đến ngày “đèn đỏ”. Đau bụng dưới kéo dài khoảng 2 ngày và chấm dứt khi trứng đã hoàn thành việc làm tổ ở tử cung.

Ngoài ra, đau bụng dưới khi mang thai cũng có thể do tình trạng xung huyết ở vùng bụng dưới, các mô giữ nước, tử cung lớn dần và chèn ép các cơ quan lân cận dẫn tới đau bụng hoặc rối loạn bài tiết, tiêu hóa. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng dưới như trên bình thường, không đáng ngại.

Trong trường hợp, bà bầu cảm thấy đau bụng dưới nhiều có kèm ra huyết thì có nguy cơ sảy thai cao hoặc thai ngoài tử cung. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện uy tín để được thăm khám ngay lập tức.

2. Đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ

Thông thường, trong 3 tháng giữa thai kỳ, bà bầu sẽ cảm thấy khỏe mạnh nhất vì đã qua giai đoạn nghén, thai cũng không quá lớn. Bà bầu vẫn có thể làm việc, di chuyển và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ, cả giác đau nhói khi chạm tay vào có thể do xuất huyết bánh nhau, bong nhau và nguy cơ đẻ non, đặc biệt khi thai được 7 tháng.

Nếu cảm giác đau dữ dội, âm ỉ, lâm râm kèm theo máu âm đạo (hoặc không có máu) thì bạn có thể bị u xơ tử cung, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiểu.

Trong đó, nhiễm trùng đường tiểu là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau bụng dưới trong 3 tháng giữa tai kỳ. Nó gây đau bụng dưới, trên xương mu và kèm theo cảm giác đi tiểu buốt, rát. Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây kích thích tử cung và tạo nên cơn co bóp tử cung sớm.

Nhiễm trùng đường tiểu rất dễ bị tái phát và kháng lại các kháng sinh thông thường, do đó bạn cần tới bệnh viên uy tín để làm xét nghiệm và điều trị dứt điểm.

3. Đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

Tìm hiểu thêm: 5 lợi ích tuyệt vời của quả măng cụt đối với mẹ mang thai

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai trong 3 giai đoạn thai kỳ

>>>>>Xem thêm: Top 5 thực phẩm giúp mẹ bầu ngăn ngừa cholesterol

Đau bụng 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn nước rút, bất kỳ dấu hiệu nào liên quan tới phần ổ bụng, tử cung bạn đều hết sức cân nhắc và lưu tâm. Các nguyên nhân gây ra đau bụng dưới 3 tháng cuối thai kỳ như:

– Đầu của bé chèn ép lên dây thần kinh và các mạch máu ở khung xương chậu khiến bà bầu cảm giác đau lâm râm.

– Sinh non: 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu co thể sinh non. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy là đau bụng do tử cung co bóp, các cơn thắt và cổ tử cung dãn ra. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy có sự thay đổi khác thường trong cơ thể, kèm theo đau bụng, ra huyết, ra dịch nhiều, đau lưng, chuột rút thì cần phải đi kkhams bác sĩ ngay.

– Nhau bong non cũng là nguyên nhân khiến bà bầu cảm thấy đau bụng. Bạn sẽ cảm thấy các hoạt động đạp của thai nhi ít đi, bụng đau lâm râm. Trường hợp này cũng cần phải đi gặp bác sĩ ngay.

– Thai lớn chèn vào bàng quan, dãn tử cung, xương hông khiến bà bầu có cảm giác đau lưng, đau hông và thi thoảng đau tức bụng dưới. Trong trường hợp, bà bầu không cần lo lắng quá, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi giúp cơ thể khỏe và thích nghi tốt với sự phát triển của thai nhi.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *