Chóng mặt khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến ở bà bầu, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài mẹ có thể bị suy nhược cơ thể, ngất ảnh hưởng tới thai nhi.
Bạn đang đọc: Chóng mặt khi mang thai, khi nào cần đi bác sĩ?
1. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai
Bà bầu thường bị chóng mặt trong 3 tháng đầu thai kỳ
Theo các bác sĩ, bà bầu thường có cảm giác chóng mặt buồn nôn vào giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ. Nguyên nhân do hệ tim mạch không kịp thích ứng với sự thay đổi của huyết áp. Huyết áp có thể lên xuống trong giai đoạn đầu thai kỳ và thất thường, không cố định. Đó là lí do bà bầu thường cảm thấy dễ bị chóng mặt.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân phổ biến sau:
– Đứng lên ngồi xuống đột ngột cũng khiến bà bầu gặp chứng chóng mặt. Nguyên nhân, khi ngồi, máu dồn về chân, đột ngột đứng dậy lượng máu chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm đột ngột và gây choáng váng. Việc ngồi xuống cũng được giải thích như trên.
– Tư thế nằm sai cũng khiến bà bầu dễ chóng mặt. Các chuyên gia khuyến cáo, trong thai kỳ, bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái là tốt nhất vì có thể đảm bảo lượng oxy cho thai nhi phát triển và máu lưu thông tốt lên tim và não. Tuy nhiên, nhiều bà bầu có thói quen nằm ngửa khiến quá trình tuần hoàn máu diễn ra chậm, nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm và gây chóng mặt.
– Thiếu dinh dưỡng và thiếu máu cũng khiến bà bầu thường xuyên cảm thấy chóng mặt do cơ thể ít hồng cầu để cung cấp oxy hóa cho não và các cơ quan khác.
– Đứng hoặc đi lâu dưới trời nắng cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu dễ bị say nắng và chóng mặt. Hoặc cơ thể mất nước cũng khiến bà bầu mệt mỏi dễ chóng mặt.
– Bị tổn thương ở phần đầu cũng sẽ gây ra tình trạng chóng mặt.
2. Làm gì để khắc phục tình trạng này?
Tìm hiểu thêm: Những nhóm đồ hữu ích mẹ nên sắm để đi qua thai kỳ nhẹ nhàng
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu nên đọc sách gì cho bé nghe và một số lưu ý liên quan mẹ nên biết
Nên dự trữ thức ăn bên người khi mang thai
– Nên dự trữ đồ ăn vặt trong túi như kẹo, bánh quy, trái cây để cơ thể luôn đủ đường và không bị tụt huyết áp. Đồng thời, bà bầu cũng cần uống đủ nước, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức, bê nặng.
– Có thể kết hợp thực phẩm giàu sắt với vitamin C để cơ thể dễ dàng hấp thụ sắt phòng chống thiếu máu.
– Luôn giữ tinh thần thoải mái, không để cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh.
– Nhờ bác sĩ tư vấn và uống thêm viên sắt trong thời kỳ mang thai dưới sự chỉ định của bác sĩ.
3. Khi nào đi khám bác sĩ?
Chóng mặt khi mang thai có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ ở thai nhi. Vì vậy, nếu thiếu sắt không xuất phát từ nguyên nhân khách quan như đứng ngồi đột ngột, cơ thể quá nóng, ăn uống thiếu điều độ, căng thẳng thì nên đi khám bác sĩ, vì có thể bạn đang bị tổn thương ở vùng đầu.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)