Bị sốt khi mang thai và những ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Rate this post

Có khoảng 15% bà bầu sẽ bị sốt trong thai kỳ. Sức đề kháng kém khiến bà bầu dễ mắc triệu chứng này hơn.

Bạn đang đọc: Bị sốt khi mang thai và những ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Tuy sốt không quá nguy hiểm với người bình thường nhưng lại gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho cả mẹ lẫn con.

Nguyên nhân gây sốt ở phụ nữ mang thai

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường là 37 độ C.

Bị sốt khi mang thai và những ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Sốt cao nguy hiểm cho thai nhi.

Có nhiều nguyên nhân gây sốt cho mẹ bầu.

– Sốt có thể là biểu hiện bệnh lý do mẹ bầu bị nhiễm siêu vi hoặc bị nhiễm khuẩn do viêm bể thận, viêm nhau, màng ối, viêm gan siêu vi B… Mẹ bầu cũng có thể bị sốt do bị vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, vi rút xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, hô hấp, đường máu.

– Sự thay đổi của thời tiết khiến cơ thể mẹ bầu không kịp thích nghi cũng là nguyên nhân gây sốt.

Ảnh hưởng của sốt đối với sức khỏe bà bầu

Tùy vào nguyên nhân gây ra sốt và mức độ sốt nặng hay nhẹ mà bệnh sẽ ảnh hưởng đến mẹ bầu nhiều hay ít.

– Nếu mẹ bầu bị sốt nhẹ, dưới 38 độ C thì không hoặc chỉ gây ảnh hưởng một chút đến sức khỏe thai nhi.

– Nếu mẹ bầu sốt trên 38 độ C và kéo dài, sốt sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng: sẩy thai, đẻ non, nhiễm khuẩn huyết thai kì, để lại di tật cho bé như dị nứt đốt sống…

Tìm hiểu thêm: Bí quyết giúp mẹ bầu chọn và sử dụng kem chống nắng hiệu quả

Bị sốt khi mang thai và những ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Mẹ bầu không nên tự ý uống thuốc khi sốt. Tốt nhất hãy gặp bác sĩ.

Tuy vậy, nếu mẹ bầu bị sốt vào ba tháng giữa thai kỳ thì nguy cơ tổn hại đến bé thấp hơn, trừ khi mẹ bị sốt do nhiễm trùng tử cung mới để lại những hậu quả nặng nề.

Còn nếu mẹ bầu bị sốt vào giai đoạn đầu của thai kỳ thì cực kỳ nguy hiểm. Lúc này quá trình chuyển hóa protein để tổng hợp tế bào bị ảnh hưởng khiến cho mẹ có thể bị mất em bé đấy.

Điều trị và phòng tránh sốt khi mang thai

Việc điều trị bệnh sốt ở mẹ bầu cần được tiến hành cẩn thận để không ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là việc sử dụng thuốc.

Khi có dấu hiệu sốt mẹ bầu nên đo nhiệt độ cơ thể để xác định mức độ sốt. Nếu mẹ bầu sốt trên 38 độ C thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ chăm sóc.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây sốt và kê thuốc phù hợp, an toàn cho mẹ bầu.

Nếu chưa kịp chuyển đến bệnh viện, để hạ sốt cho mẹ bầu tại nhà nên dùng khăn thấm nước mát lau khắp người, mở cửa cho thoáng và mặc đồ mỏng nhẹ, thoải mái. Tuy nhiên không nên mở cửa khi có gió nhé.

Nếu mẹ bầu bị sốt quá cao, trên 39 độ C thì nên lau người bằng nước ấm. Nên lau liên tục tại các vị trí như: cổ, ngực, hai nách, bẹn cho đến khi nhiệt độ sốt hạ xuống 38 độ C. Sau đó nhanh chóng tìm cách đến bệnh viện.

Bị sốt khi mang thai và những ảnh hưởng xấu đến thai nhi

>>>>>Xem thêm: 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì và gợi ý thực đơn chuẩn cho mẹ bầu

Uống đủ nước trong thai kỳ là cách giúp mẹ bầu phòng sốt.

Ngoài ra việc phòng tránh sốt là quan trọng.

– Tốt nhất mẹ bầu nên đi khám thai đầy đủ để sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn nhằm sớm điều trị.

– Mẹ cũng nên tiêm phòng cúm để phòng dịch cúm khi đến mùa.

– Trong thai kỳ mẹ nên giữ ấm cơ thể để tránh nhiễm lạnh, không nên ra nắng vào buổi trưa hè hay thay đổi môi trường nóng lạnh đột ngột để phòng bệnh cảm có thể gây sốt.

– Ngoài ra mẹ bầu cũng nên giữ vệ sinh cá nhân để tránh viêm nhiễm, bổ sung dưỡng chất đầy đủ, ở trong môi trường thoáng mát và uống nhiều nước.

Bệnh sốt ở mẹ bầu cần cực kỳ cẩn thận chăm sóc để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé mẹ bầu nhé.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *