Các hormone mang thai xuất hiện sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bình thường dừng lại. Thế nhưng một số mẹ bầu vẫn xuất hiện kinh nguyệt trong thai kỳ, điều này khiến nhiều người lo lắng về vấn đề sức khỏe.
Bạn đang đọc: Chảy máu kinh khi đang mang thai, có phải mẹ đã bị sẩy con?
Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giải tỏa bớt băn khoăn nhé.
Quá trình hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt được hình thành do niêm mạc tử cung bị bong và thải ra ngoài qua đường âm đạo.
Hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt.
Khi chu kỳ hành kinh bắt đầu, não gởi tín hiệu đến buồng trứng và kích thích trứng phát triển. Các nang trứng khi nhận được tín hiệu từ não sẽ tiết ra hormone estrogen khiến cho niêm mạc tử cung dày lên và tạo thành ổ để chuẩn bị đón trứng về. Trong hơn một chục trứng được kích thích, chỉ có 1 hay 2 trứng chín và rụng khỏi buồng trứng, được loa vòi hứng lấy. Khi trứng rụng, nang trứng tiếp tục tiết ra hormone progesteron thúc đẩy niêm mạc tử cung dày lên để sẵn sàng đón trứng và làm tổ.
Nếu trứng không được thụ tinh mẹ sẽ không có thai và ổ tử cung không còn cần thiết nữa. Các tín hiệu hormone giảm và mất hẳn, niêm mạc tử cung đã dày lên lúc này sẽ bong ra và thoát ra ngoài gây ra hiện tượng chảy máu kinh.
Ngược lại, nếu trứng gặp tinh trùng và tạo thành hợp tử thì tử cung tiếp tục dày lên và đón trứng về, tại đây hợp tử sẽ phát triển thành em bé. Như vậy hiện tượng hành kinh không xuất hiện trong suốt thai kỳ của mẹ.
Dựa trên cơ chế hoạt động này nên việc mất các chu kỳ kinh được coi như là một dấu hiệu cho thấy mẹ đã thụ thai.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu vẫn có thể thấy kinh nguyệt trong thai kỳ, nhất là vào giai đoạn đầu của thời kỳ bầu bí.
Một số trường hợp mẹ bầu vẫn xuất hiện kinh nguyệt
Phôi đưa vào tử cung chưa ổn định
Tìm hiểu thêm: Top 3 sữa bầu Nhật giàu dinh dưỡng được các mẹ dùng nhiều nhất hiện nay
Khi mẹ mang thai chu kỳ kinh nguyệt tạm ngừng hoạt động.
Trong một số trường hợp, sau khi thụ tinh, phôi thai di chuyển vào tử cung nhưng vẫn chưa ổn định. Lúc này cuống rốn chưa được hình thành. Thêm vào đó, ngày trứng được thụ tinh kề cận với ngày “đèn đỏ” theo chu kỳ của mẹ bầu nên dẫn đến vẫn có khả năng trứng rụng như bình thường và làm xuất hiện kinh nguyệt.
Bong màng trong tử cung
Một trường hợp khác cũng có thể khiến mẹ bầu bị hành kinh là do lượng hormone sinh dục tương đối thấp và khiến màng tử cung vẫn bong ra vì không nhận được các dấu hiệu. Tuy vậy, lượng máu kinh lúc này ít hơn hẳn những lần bình thường.
Sau ba tháng mang thai, cuống rốn lúc này đã được hình thành và hormone thai kỳ đã được duy trì ở mức độ cao nên các dấu hiệu kinh nguyệt sẽ không còn xuất hiện nữa.
Xuất hiện kinh nguyệt suốt thai kỳ
Một số mẹ bầu có thể xuất hiện kinh nguyệt suốt thai kỳ. Hiện tượng này khá hiếm gặp và chưa có giải thích nào chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có thể sự bất thường trong quá trình điều tiết hormone có thể là nguyên nhân.
>>>>>Xem thêm: Top thực phẩm bà bầu thiếu máu nên ăn trong thời kỳ mang thai
Mẹ nên đi khám nếu xuất hiện máu kinh trong thai kỳ.
Như vậy, với phần lớn mẹ bầu thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ kết thúc khi mẹ đậu thai. Tuy nhiên ở một số ít mẹ bầu khác kinh nguyệt vẫn xuất hiện trong thai kỳ, nhưng chỉ ở vài tháng đầu do cơ thể mẹ bầu chưa ổn định.
Do đó, khi thấy máu xuất hiện ở âm đạo trong thai kỳ tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để kiểm soát các bất thường cũng như các nguy cơ trong thai kỳ.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)