Sau vụ việc trao nhầm con 42 năm được công bố, nhiều người dân nhất là các sản phụ sắp sinh đang dấy lên sự lo lắng về quy trình quản lý trẻ sơ sinh tại các bệnh viện, Phóng viên báo Suckhoedoisong.vn đã ghi nhận lại bằng hình ảnh quy trình này tại một số bệnh viện sản khoa lớn của cả nước.
Bạn đang đọc: Sau khi sinh, con bạn sẽ được bệnh viện tránh nhầm lẫn như thế nào?
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ông Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện cho biết, mỗi năm, bệnh viện Phụ sản Trung ương có từ 20 – 25 nghìn ca sinh nở. Nếu không áp dụng quy trình nghiêm ngặt thì việc trao nhầm trẻ sẽ là một nguy cơ rất lớn và hậu quả khôn lường. Ông Quyết đã nói rõ về quy trình quản lý sau sinh của bệnh viện Phụ sản Trung ương cho phóng viên biết.
Dưới đây là những ghi nhận bằng hình ảnh của phóng viên trong cuộc sinh nở của sản phụ tại BV Phụ sản Trung ương
Trước khi cuộc sinh nở bắt đầu, sản phụ được BV phát 3 áo sơ sinh và một mũ đã hấp tiệt trùng.
Ngay khi em bé chào đời, hộ sinh lập tức đưa em bé cho người mẹ – giám sát giới tính, giờ sinh, rồi đặt em bé còn chưa cắt dây rốn nằm úp trên bụng mẹ theo đúng quy trình cái ôm đầu tiên, da kề da, bé sẽ được nằm trong vòng tay của mẹ.
Nhân viên y tế hỏi mẹ về tên đứa trẻ rồi ghi thông tin 2 mẹ con và số thứ tự sinh vào bộ vòng đeo tay nhựa bằng loại mực không phai.
Sau khi cùng người mẹ xác nhận lại thông tin, chiếc vòng lớn được đeo vào tay mẹ, vòng nhỏ đeo vào chân con.
Theo ông Quyết, 4 năm nay, viện dùng dây plastic mềm, dây có số hồng là con gái, số xanh là con trai, khi đã bấm vào tay thì không thể dứt đứt, không thể tháo ra được mà chỉ có thể dùng kéo để cắt.
Bộ vòng mẹ-con có đặc điểm là tháo ra sẽ không dùng được, nên không thể có chuyện tháo từ bé này đeo sang bé khác. Số vòng do chị Phó Thị Quỳnh Châu trực tiếp quản lý, phát từng ngày theo số sản phụ và em bé chào đời.
Sau đó, các nhân viên y tế mới tiếp tục các thủ thuật với người mẹ.
Cho đến khi chuyển 2 mẹ con ra phòng sau đẻ, em bé vẫn nằm nguyên trên bụng mẹ. Trong trường hợp em bé bị bệnh lý phải chuyển xuống Khoa Sơ sinh, phải có nhà đi cùng.
Khi tắm cho trẻ, gia đình sẽ trực tiếp đưa áo cho hộ sinh thay và khi về, gia đình mang về hoặc hủy bỏ để tránh nhầm lẫn.
Theo ông Quyết, với qui trình hiện đại này ở BV Phụ sản Trung ương, không thể có chuyện nhầm con. Ông Quyết, mong muốn các BV khác học tập để ứng dụng qui trình này, không để xảy ra lỗ hổng dẫn đến việc trao nhầm trẻ.
Dưới đây là những ghi nhận bằng hình ảnh của phóng viên tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ông Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện cho biết, hiện quy trình từ khi sản phụ nhập viện tới khi ra viện tại bệnh viện được tiến hành chặt chẽ. Ông khẳng định, khó có tình trạng trao nhầm trẻ sơ sinh.
Sau khi có dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ sẽ đến viện làm thủ tục tại phòng khám. Nhân viên bệnh viện sẽ nhập tất cả thông tin của sản phụ vào máy tính, mỗi người sẽ có một mã số, bệnh án khác nhau.
Từ phòng khám, sản phụ được chuyển đến phòng đẻ thường hoặc đẻ mổ. Trong trường hợp mổ bắt con, sản phụ sẽ được gây tê tủy sống nên hoàn toàn tỉnh táo.
Tìm hiểu thêm: 6 thực phẩm mẹ bầu tháng thứ 2 không nên ăn
Trước khi tiến hành ca mổ, hộ sinh sẽ rút bộ số gồm hai dây số giống hệt nhau, đưa cho mẹ xác nhận.
Trẻ sinh được lau khô người sau khi đưa ra khỏi bụng mẹ
Sau khi em bé ra đời, mẹ con sẽ thực hiện kỹ thuật da kề da. Y tá sẽ đưa con để mẹ nhận diện giới tính, hình hài. Hai dây số giống hệt nhau đồng thời được các y tá đeo vào mẹ và bé.
Hai dây số giống hệt nhau đồng thời được các hộ sinh đeo vào mẹ và bé.
Đối với trường hợp sinh thường, bé khỏe, ngay sau khi sinh, bé sẽ được giao trực tiếp cho mẹ, nằm ngay cạnh mẹ trên giường sinh, đồng thời bộ số giống nhau của mẹ và bé cũng được đeo vào tay sản phụ và trẻ sơ sinh.
>>>>>Xem thêm: Các bài tập thể dục cho bà bầu cực dễ tập nhưng hiệu quả vô cùng
Trong quá trình nằm viện, bé sẽ được tắm hàng ngày. Tuy nhiên, điều dưỡng viên phải luôn đảm bảo mã số đeo ở tay trẻ không bị tháo rời suốt quá trình vệ sinh. Với sản phụ, việc đeo mã số cũng phải được thực hiện liên tục, sản phụ không được phép tháo mã số ra.
Khi giao lại bé cho sản phụ, nhân viên y tế phải yêu cầu sản phụ đối chiếu mã số của trẻ và mẹ, nếu trùng khớp, em bé mới được trả về cho sản phụ
Theo SKĐS