Chăm sóc sức khỏe thai kỳ không chỉ riêng về vấn đề dinh dưỡng mà còn về vấn đề sinh hoạt hàng ngày và thay đổi công việc cho phù hợp. Dưới đây là những lưu ý về sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi mà mẹ bầu cần tuân theo để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bạn đang đọc: Cẩm nang chăm sóc sức khỏe bà bầu từ chế độ ăn uống đến sinh hoạt hàng ngày
Ăn uống
– Mỗi ngày mẹ bầu nên uống đủ 2 lít nước. Chúng không chỉ giúp trao đổi chất trong cơ thể được thuận tiện mà còn tạo nước ối cho thai nhi, tăng cường máu và thúc đẩy dinh dưỡng cũng như oxy bơm qua nhau thai đến trẻ.
Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống an toàn và phù hợp.
– Mẹ bầu nên ăn ít nhưng nhiều bữa và ăn cách nhau đều đặn, tốt nhất là cứ bốn giờ đồng hồ một lần. Mẹ không nên để mình quá đói hay quá no đồng thời cũng nên ăn vặt để bổ sung dưỡng chất.
– Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E để tránh cho bé các chứng như hen, dị ứng, chàm … sau này. Chúng có nhiều trong các loại hạt, rau lá xanh và dầu thực vật…
– Caffein có thể dẫn đến sẩy thai hay sinh bé nhẹ cân, do đó mẹ nên hạn chế chúng, chỉ được dùng khoảng 200mg mỗi ngày. Nghĩa là chỉ nên uống một tách cà phê nhỏ hoặc một cốc trà nhỏ mỗi ngày.
– Không nên tự tiện uống bết kỳ loại thuốc nào. Tốt nhất mẹ nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các đe dọa cho thai nhi như thai chết lưu, sẩy thai hoặc dị tật thai nhi. Trong thai kỳ mẹ cũng cần uống một số thuốc bổ sung các dưỡng chất như sắt, canxi, vitamin…
– Bơ lạc thường gây ra dị ứng cho nhiều mẹ bầu. Thế nên nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng thì tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
– Các thức uống chứa cồn không phải là lựa chọn cho mẹ bầu trong thời gian này. Mẹ bầu nên tránh xa chúng trong thai kỳ.
– Mẹ nên chú trọng bổ sung chất xơ để chống lại chúng táo bón.
– Vitamin D và canxi là bộ đôi dinh dưỡng mẹ cần tăng cường cùng nhau để giúp chống các bệnh về xương ở mẹ và giúp bé phát triển hệ thần kinh cũng như hệ xương tốt.
– Nên tăng thêm 15% lượng dưỡng chất (200-300 kalo/ngày) nhưng đa dạng về các loại vitamin và khoáng chất để thai nhi phát triển toàn diện.
– Axit folic là dưỡng chất quan trọng mà mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ mình để chống lại nguy cơ bị các khuyết tật thần kinh cho bé. Các thực phẩm giàu axit folic gồm: bánh mỳ, ngũ cốc, sữa bổ sung axit folic, rau lá màu xanh…
Kết nối với con yêu
Mẹ hãy luôn theo dõi các chuyển động của bé nhé.
Một điều nữa mẹ cần làm để chắc chắn rằng bé luôn khỏe mạnh trong thai kỳ là hãy nói chuyện với em bé. Việc nói chuyện này giúp bé phát triển mạnh mẽ hơn các giác quan như thị giác, thính giác và cả khả năng ngôn ngữ nữa.
Mẹ cũng nên thường xuyên nhận biết sự chuyển động của bé. Nếu bé có chuyển động bất thường như chuyển động ít hơn hay ngừng lại thì mẹ cần nhanh chóng đi khám nhé. Cách để mẹ đếm chuyển động của bé là hãy đếm 10 chuyển động của bé trong một khoảng thời gian nhất định và canh theo mốc chuẩn này nhé.
Sinh hoạt hàng ngày
Nếu mẹ bầu không tham gia một hoạt động tập thể dục nào thì nên đi dạo hàng ngày tốt nhất là vào buổi sáng sớm. Việc vận động này giúp mẹ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khiến cho khả năng hấp thu magie tăng lên. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mô, chuyển hóa canxi, hỗ trợ cho bé phát triển.
Nằm nghiêng là tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu. Chúng giúp cho cơ máu huyết lưu thông tối đa và hạn chế các áp lực lên cơ thể mẹ như khi nằm ngửa.
Tìm hiểu thêm: Cách cải thiện bộ nhớ, giảm chứng đãng trí cho bà bầu trong thai kỳ
Mẹ bầu nên vận động trong thai kỳ.
Mẹ cũng nên giữ vệ sinh răng miệng trong thai kỳ để tránh các chứng như viêm, chảy máu hay nhiễm khuẩn. Đánh răng 2 ngày mỗi lần và súc miệng bằng nước muối pha loãng nhé.
Mẹ cũng cần tránh tắm nước nóng. Tốt nhất mẹ nên tắm nước vừa ấm là được để mang đến cảm giác dễ chịu cho các cơ.
Mẹ bầu tuyệt đối không nên nhịn tiểu. Việc này gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu và có thể gây sinh non đấy.
Không mang giày cao gót, chọn trang phục thoải mái và chọn áo lót phù hợp là những lưu ý về mặt thời trang cho mẹ bầu. Điều này để tránh té ngã, cảm giác bí bức khó chịu và giữ dáng cho vòng 1 của mẹ đấy.
Mẹ bầu đi làm
Trong công việc mẹ bầu cần cũng có những thay đổi để phù hợp với tình trạng bầu bí.
Hãy xem xét nơi làm việc của mẹ để coi chúng có ảnh hưởng đến thai nhi không. Nếu đó là môi trường làm việc độc hại như tiếp xúc hóa chất, ô nhiễm thì tốt nhất mẹ bầu nên tạm dừng công việc để giữ gìn sức khỏe cho mẹ và bé.
>>>>>Xem thêm: Ốm nghén kéo dài mẹ phải làm sao?
Tạo điều kiện thoải mái nơi làm việc.
Mẹ cũng nên thay đổi lại ghế ngồi, điều chỉnh tư thế làm việc và trao đổi với sếp của mình để có thể có những điều kiện làm việc thoải mái nhất trong thai kỳ.
Khám thai
Đầu tiên mẹ bầu cần đảm bảo phải đi khám thai đủ các buổi định kỳ. Những mốc khám thai quan trọng cho mẹ bầu là tuần thai thứ 12,22, 32. Việc này giúp mẹ bầu kiểm soát được tình hình thai nghén và nếu có gì bất thường mẹ bầu sẽ sớm phát hiện và can thiệp để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé.
Mẹ cũng nên đi khám nha khoa để phòng tránh các bệnh về răng lợi có thể gây ra sinh non.
Nếu mẹ bầu có mắc một số bệnh gì trước đó thì mẹ nên nói cho bác sĩ biết để có thể kiểm soát tốt sức khỏe của mẹ bầu trong thai kỳ nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)