Bước sang tuần 24 của thai kỳ, không chỉ mẹ cảm thấy thay đổi về ngoại hình, tâm trạng mà thai nhi cũng thay đổi rất nhiều mẹ nhé. Vậy mang thai tháng thứ 6, con thay đổi như thế nào?
Bạn đang đọc: Mang thai tháng thứ 6: mẹ thay đổi rõ về ngoại hình, con vận động nhiều hơn
1. Những thay đổi thai nhi tháng thứ 6
Thai nhi tháng thứ 6
Ở tuần này, thai nhi mới cán mốc nặng 700gr và vẫn là một khối nhỏ chắc chắn nằm trong tử cung của mẹ. Đặc biệt, tuần này, thai nhi đã phát triển tương đối hoàn chỉnh chân, tay và có thể cử động linh hoạt được, tuy nhiên, sở thích của các bé hầu hết là co gấp người lại để cảm thấy thoải mái hơn. Đó là lí do thỉnh thoảng mẹ sẽ sờ được mông hay bàn chân nhỏ xíu của mẹ hằn trên bụng mẹ.
Thay đổi tiếp theo là đôi mắt bé, trong tuần này bé có thể mở và nhắm mắt rất linh hoạt và không còn dính chặt vào nhau nữa. Điều này sẽ giúp ích cho bé khi chào đời, có thể mở nhắm mắt mà không bị ánh sáng tác động vào nhiều.
Trong tháng thứ 6, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cú đạp liên tục vào bụng bầu. Đây là khoảnh khắc rất tuyệt vời, mẹ có thể dùng máy quay để ghi lại những hình ảnh này nhé. Ngoài ra, các lớp mỡ trong cơ thể thai nhi liên tục được hình thành, đó là lí do mẹ sẽ thấy em bé trông có vẻ bụ bẫm hơn khi chào đời.
Sự phát triển của thai nhi từ 21 – 27 tuần
Em bé cũng bắt đầu phát triển vị giác và cảm nhận được mùi vị khi mẹ ăn thức ăn. Ở một số bé sẽ đạp rất tích cực sau khi mẹ ăn đồ ngọt và có vẻ không thích thú với vị chua. Khi nghe giọng của bố, mẹ hay bất kỳ âm thanh nào, bé cũng sẽ đáp lại bằng những cú đạp hoặc cựa mình.
Nhìn chung, ở tuần 24, bé đã lớn rất nhiều và thích vận động hơn là nằm im trong bụng mẹ như những tháng trước. Mẹ và bé cũng sẽ dần quen với lịch hoạt động của bé như ngủ vào ban ngày, đạp vào ban đêm.
Về ngoại hình, con gần như đã hoàn chỉnh cả về lông mi, lông mày, tóc, cơ quan nội tạng… Thú vị hơn cả, tóc của thai nhi lúc này có màu trắng như tuyết do hệ thống sắc tố trên tóc con vẫn chưa hề xuất hiện.
2. Mẹ thay đổi tâm lý thế nào khi mang thai tháng thứ 6?
Sẽ có rất nhiều biến đổi tâm lý của mẹ trong thời gian này. Lúc này, mẹ đã cảm nhận rõ ràng em bé trong bụng bằng những cú đạp và cựa mình. Mẹ sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc ở giai đoạn này.
Đặc biệt, một chút suy nghĩ phản bội le lói lên trong đầu nếu mẹ đã từng sinh bé lớn. Tình yêu mẹ dành cho bé nhỏ dường như lớn hơn tất cả và xao nhãng việc chăm bé lớn. Ngoài ra, điều này cũng khiến bạn có phần lo lắng vì không có người chăm sóc bé lớn cẩn thận. Tốt nhất, bạn hãy lên kế hoạch thuê người giúp việc hoặc nhờ ai đó trông đứa lớn khi bạn sinh đứa thứ hai. Điều này sẽ giúp bạn cân bằng tình cảm và giúp bé lớn không cảm thấy tủi thân khi nhìn thấy mẹ yêu thương em hơn.
3. Những thay đổi của bà bầu trong tháng này
Tìm hiểu thêm: 5 “thủ phạm” khiến bà bầu thường xuyên mất ngủ về đêm và cách khắc phục hiệu quả
>>>>>Xem thêm: 8 món ngon hạn chế phù thũng ở mẹ bầu
Trong thời gian mang thai tháng thứ 6 bà bầu có rất nhiều thay đổi
Trong thời gian này, tóc mẹ có vẻ dày hơn do sự thay đổi của hormone. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ ít rụng tóc hơn ở thay kỳ này nhé. Đó là lí do, nhiều bà bầu khi bước vào giai đoạn giữa thai kỳ sở hữu mái tóc đen, dày và óng ả.
Về cân nặng, mẹ vẫn tiếp tục tăng trong tuần này. Mẹ có thể tăng khoảng 4 – 6kg, bụng to hơn, di chuyển có phần nặng nề hơn. Đây cũng là lúc mẹ nên tạm biệt những bộ cánh thon gọn, thay vào đó váy bầu chính là lựa chọn lý tưởng cho các mẹ lúc này.
Một số mẹ có thể phải đối mặt với chứng ợ nóng, táo bón, khó tiêu, cảm giác đau trằn bụng dưới, mông. Số khác đã thấy những vết rạn da bắt đầu hình thành, bị đau đầu, chóng mặt, đau răng… tất cả đều do quá trình thay đổi hormone mang lại. Khi sinh xong em bé, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi trong thai kỳ, hãy tìm đến bác sĩ tư vấn đề cân bằng cảm xúc và có thai kỳ hạnh phúc, khỏe mạnh nhất.
4. Mẹ bầu nên làm gì khi mang thai tháng thứ 6?
Trong tháng thứ 6 mẹ đừng quên tiếp tục duy trì thói quen ăn uống khoa học, uống nhiều nước và rau xanh để phòng chống các bệnh về táo bón, trĩ. Mẹ bầu cũng có thể lựa chọn các bài tập yoga dành cho thai kỳ để duy trì ổn định huyết áp, tăng sức đề kháng.
Một số mẹ trong tháng này vẫn có thể bơi lội để thư giãn. Tuy nhiên, trong quá trình bơi lội nên có sự giám sát của người thân hoặc chuyên gia phòng những trường hợp bất trắc xảy ra.
Mẹ bầu tránh làm công việc nặng nhọc như bê vác hoặc công việc gây stress vì chúng có thể khiến mẹ mệt, nguy cơ sinh non cao. Tuyệt đối không để cho bất kỳ tác động bên ngoài vào bụng bầu vì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Trong giai đoạn này, bà bầu vẫn tiếp tục khám sức khỏe thai nhi định kỳ để đảm bảo cả mẹ và con luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)