Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong các tháng mang thai

Rate this post

Dinh dưỡng của người mẹ trong thai kỳ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong các tháng mang thai cụ thể như thế nào?

Bạn đang đọc: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong các tháng mang thai

Canxi, axit folic, omega-3, folate, vitamin các loại và các khoáng tố là những chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Cùng tìm hiểu xem vào mỗi giai đoạn khác nhau bạn sẽ cần bổ sung những gì nhé!

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong các tháng mang thai

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ không thể thiếu hoa quả tươi

Axit folic, sắt, canxi, protein là những dưỡng chất vô cùng cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Mỗi ngày chỉ cần mẹ bầu đảm bảo cung cấp đủ 200-300 calo sẽ đảm bảo được chỉ tiêu tăng từ 1 – 2,5 kg trong giai đoạn này. Theo đó, các thực phẩm dinh dưỡng mẹ bầu có thể bổ sung trong 3 tháng đầu có thể kể đến như: các loại đậu, các loại thịt đỏ, súp lơ, cải xanh, các loại trái cây giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu…), trứng, cá hồi, thịt bò, sữa chua…

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Vào đến giai đoạn giữa thai kỳ, mẹ đã khỏe hơn do chứng ốm nghén đã dứt. Vì vậy mẹ càng phải cố gắng tận dụng thời gian này để bổ sung đầy đủ dưỡng chất theo từng tháng. Theo đó, dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ cụ thể như sau:

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4 không cần phải tập trung ở lượng mà cần ở chất. Và các chất đó bao gồm: protein, chất béo, vitamin, chất xơ, hydratcacbon, chất vô cơ,… Điều quan trọng là phải đảm bảo sự cân bằng trong các chất dung nạp. Theo đó, những thực phẩm cần bổ sung có thể kể đến:

– Nhóm thực phẩm bổ sung canxi: trứng gà, cà rốt, rau chân vịt, rong biển, sữa bò (500 – 600 ml sữa mỗi ngày)

– Nhóm thực phẩm bổ sung protein: cá, trứng, hạnh nhân, vừng, thịt nạt,…

– Nhóm thực phẩm bổ sung chất sắt: gan động vật, thịt đỏ, các loại đậu…

– Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: rau, củ, quả, lá xanh hàng ngày…

– Ngoài ra cần bổ sung thêm chất béo, hydratcacbon và vitamin

Vì thời gian này mẹ sẽ rất thèm ăn nên cần kiểm soát cân nặng ở lượng thực phẩm dung nạp vào. Mức tăng cân phù hợp trong tháng này là từ 300 – 400g, không nên vượt quá 500g.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5

Lượng calo bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 chủ yếu từ các nguồn thực phẩm giàu protein, các axit béo, canxi, chất xơ như: cá, thịt, trứng, các chế phẩm từ đậu, các loại rau có màu xanh, vàng hoặc gan động vật; các loại ngũ cốc nguyên hạt…

Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của mẹ. Các thực phẩm chứa nhiều đường, các chất phụ gia và carbohydrate đơn cần phải hạn chế. Nếu thèm nước ngọt có thể dùng các loại nước ngọt tự nhiên như nước ép mía, nước ép xoài hoặc nước dừa.

Ngoài ra, một lượng nhỏ các khoáng chất như I ốt, kẽm, maggie, đồng và crôm cũng rất cần thiết cho mẹ trong tháng này với các loại trái cây tươi, rau quả, các loại đậu và các loại hạt.

Bên cạnh đó cần phải tránh các loại thực phẩm có hại như nước có ga, thức uống cafein, thực phẩm đóng hộp, các loại bơ hoặc dầu thực vật có chứa chất béo bão hoà.

Tìm hiểu thêm: Bổ sung omega-3 cho bà bầu trong chế độ ăn uống hàng ngày

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong các tháng mang thai

3 tháng giữa thai kỳ, mẹ tập trung ăn uống đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi

Dưới đây là chế độ dinh dưỡng mẫu để mẹ áp dụng xen kẽ vào thực đơn mỗi ngày:

  • 200g ngũ cốc
  • 2 – 3 quả trứng hoặc sản phẩm từ trứng
  • 100 – 200g đậu
  • 100 – 200g thịt nạc
  • 250ml đậu nành
  • 30ml dầu thực vật
  • 500g rau xanh
  • 5-19g tôm tươi
  • Hoa quả ăn xen kẽ các bữa trong ngày

Sau cùng, mỗi ngày mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ: 1,5mg canxi, 100g vitamin C, 3300 đơn vị vitamin A, 6mg betacerofen.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 nên tập trung vào chất và chia thành từng bữa nhỏ. Các nhóm chất cần bổ sung bao gồm: protein, chất béo, phốt pho và vitamin để giúp thai nhi phát triển trí não tốt nhất.

Các loại thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi và có chất xơ, hồ đào, lạc, vừng, hạt hướng dương… sẽ giúp mẹ tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ổn định cân nặng, đồng thời trị các triệu chứng táo bón, trĩ…

Các thực phẩm giàu chất sắt như gan động vật, rau xanh, mộc nhĩ, đậu… sẽ giúp thai nhi và mẹ tránh được nguy cơ thiếu máu sau sinh.

Các chất canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm vốn có nhiều trong rong biển, tảo đỏ, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, thịt nạc, gan và các loại cá, tép moi, trai biển… Trong đó cần đặc biệt chú ý bổ sung thực phẩm giàu iốt để giúp giảm tỉ lệ trẻ đần độn.

Ngoài ra, đừng quên tăng cường bổ sung các vitamin A, B, B1, B2, C, E, D…, dầu thực vật, các loại hoa quả và hạn chế các loại thức ăn giàu chất béo, chất ngọt.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong các tháng mang thai

>>>>>Xem thêm: Trẻ sẽ thông minh ngay từ trong bụng mẹ nếu bà bầu thường xuyên làm 7 việc sau

Khi sắp sinh, mẹ có thể dùng tía tô để hỗ trợ tử cung co thắt

Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ sinh nở sắp đến, bạn cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7

Đây là giai đoạn não thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất để đạt đến trọng lượng bằng 25% não người lớn. Do đó, các chất béo, omega-3 và protein hết sức cần thiết trong giai đoạn này. Trung bình mỗi ngày mẹ cần bổ sung khoảng 70-80g chất béo từ thực phẩm lành mạnh hoặc dầu cá. Bên cạnh đó, đừng quên canxi, vitamin và sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị cho cơ thể đối mặt với kỳ sinh nở sắp tới.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Đến tháng 8, các triệu chứng như ợ nóng, táo bón, khó tiêu sẽ hành hạ mẹ ít nhiều. Trừ những nguyên do không thể can thiệp như áp lực thai nhi lên vùng chậu và bàng quang…, bạn vẫn có thể tìm đến một số thực phẩm giúp tiêu hóa tốt để cải thiện những tình trạng này như rau xanh hoặc hoa quả có tác dụng nhuận tràng… Tuy nhiên, chỉ nên dùng lượng vừa phải để tránh tác dụng ngược. Điều quan trọng cần nhớ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8 nên loại trừ bớt các thực phẩm khó tiêu và giàu chất béo. Ngoài ra, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và đi lại nhẹ nhàng để tránh khó chịu.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9

Các thực phẩm giàu năng lượng (thịt gà, thịt bò, cá…) và các thực phẩm giàu carbonhydrat (gạo, ngũ cốc…) có ý nghĩa rất lớn trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9. Bởi nó sẽ giúp mẹ dự trữ năng lượng để chuẩn bị cho kỳ khai hoa nở nhụy sắp đến.

Những loại thực phẩm nằm trong top kiêng kỵ trong 3 tháng đầu như ngải cứu, tía tô, húng quế, thơm… sẽ bắt đầu được đưa vào danh sách thực phẩm trong tháng 9 để hỗ trợ tử cung co thắt. Có như vậy kỳ sinh nở của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Mong rằng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong các tháng mang thai được liệt kê trên đây sẽ giúp bạn có được nền tảng sức khỏe tốt nhất để vượt qua thai kỳ thành công và “mẹ tròn con vuông” như ý.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *