Để một đứa con được chào đời khỏe mạnh, người mẹ đã phải trải qua rất nhiều thay đổi trong cơ thể và đối mặt với các mối nguy từ những biến chứng và các bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm màng ối.
Bạn đang đọc: 10 điều bà bầu cần biết về viêm màng ối khi mang thai
Một khi khả năng miễn dịch của mẹ bầu suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công cơ thể
Một khi khả năng miễn dịch của mẹ bầu suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công cơ thể. Do đó, không loại trừ bất cứ ai, viêm màng ối có thể xảy ra đối với tất cả thai phụ. Chính vì vậy, không có cách nào tốt hơn bằng việc hiểu về nó và phòng ngừa ngay từ bây giờ.
1. Túi ối khi mang thai
Túi ối là rào cản tuyệt vời giúp thai nhi tránh khỏi mọi xâm hại từ bên ngoài nhưng đôi khi tuyến phòng thủ này cũng bị tấn công.
2. Viêm màng ối là gì?
Viêm màng ối là một bệnh nhiễm khuẩn, gây viêm màng đệm và màng ối bao quanh thai nhi. Thông thường, bệnh do các vi khuẩn như E. coli hay do liên cầu khuẩn nhóm B gây ra. Theo chuyên ngành nhiễm trùng loại này được gọi là Chorioamnionitis hoặc Intraamniotic infection. Thai phụ sẽ được xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh khi bước sang tuần 35 của thai kỳ.
Một khi vi khuẩn đã tấn công và phát triển quanh màng ối, chúng sẽ làm màng ối vỡ dẫn và dẫn đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp màng ối vẫn còn nguyên vẹn trong khi thai phụ đã bị nhiễm trùng.
Có vài trường hợp rất hiếm, viêm màng ối là do nhiễm trùng qua đường máu và đó thường là do vi khuẩn Listeria monocytogenes gây ra.
3. Tỷ lệ viêm màng ối trong các ca mang thai?
Viêm màng ối xảy ra ở 1 – 2% các ca mang thai.
4. Những đối tượng nào dễ bị viêm màng ối?
Tìm hiểu thêm: Đừng xem thường chứng đau bụng khi mang thai
Những phụ nữ bị vỡ ối sớm có nguy cơ viêm màng ối rất cao
Những phụ nữ bị vỡ ối sớm có nguy cơ viêm màng ối rất cao vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong túi ối sau khi nó bị vỡ.
5. Viêm màng ối thường xảy ra trong giai đoạn nào của thai kỳ?
Thông thường viêm màng ối xảy ra trong giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ngay trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Với trường này, các biến chứng thường nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.
6. Nguyên nhân của viêm màng ối?
Sự có mặt của các loại vi khuẩn như E. coli, Streptococcus nhóm B hay khuẩn kỵ khí tại màng ối là nguyên nhân chính gây ra viêm màng ối. Tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là các vùng kín như trực tràng, hậu môn và âm đạo. Vi khuẩn từ các khu vực này sẽ dần tiến đến buồng tử cung, nơi thai nhi trú ngụ và làm tổn thương màng ối dẫn đến viêm màng ối.
7. Các yếu tố nguy hiểm khác cho màng ối?
Ngoài vi khuẩn ra, còn rất nhiều các yếu tố khác, nguy hiểm không kém dẫn đến tình trạng viêm màng ối:
– Mẹ bị nhiễm khuẩn Strep nhóm B
– Mẹ bị viêm âm đạo hoặc tổn thương âm đạo (do khám nhiều) trong thai kỳ
– Tỷ lệ viêm màng ối ở các bà mẹ sinh con so cao hơn những bà mẹ sinh con rạ
– Hệ miễn dịch của mẹ hoặc thai nhi bị suy yếu
– Màng đệm và màng ối bị tổn thương trong thời gian dài
– Mẹ quá nhỏ tuổi (
8. Triệu chứng của viêm màng ối
Các triệu chứng của viêm màng ối không thực sự rõ rệt nếu chỉ ở dạng nhẹ. Trừ khi người mắc bệnh tự đi kiểm tra khi có hiện tượng rò ối.
Với các trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như:
– Sốt cao trên 38 độ C
– Nhịp tim của mẹ và thai nhi đều tăng
– Có hiện tượng co thắt tử cung nhẹ
– Tử cung đau đớn
– Rỉ ối và nước ối có mùi hôi
– Số lượng bạch cầu tăng từ 15000 – 18000
Nhiều trường hợp màng ối không vỡ nhưng tình trạng nhiễm khuẩn vẫn phát triển. Nếu vậy, trong quá trình thăm khám, khi nghi ngờ các dấu hiệu ban đầu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị chọc ối để lấy dịch ối đi xét nghiệm.
9. Viêm màng ối có đáng quan tâm không?
Viêm màng ối có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự sống của thai nhi. Nó có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu ở cả mẹ lẫn thai nhi, khiến thai nhi mắc bệnh phổi mãn tính, chấn thương sọ, khuyết tật bẩm sinh, gây sinh con và thậm chí thai chết lưu. Chính vì vậy, đừng bao giờ xem nhẹ nó mà phải đến ngay bệnh viện khi có các dấu hiệu nghi ngờ ban đầu.
10. Bạn có thể làm gì khi bị viêm màng ối?
>>>>>Xem thêm: 7 mẹo nhỏ vô cùng hữu dụng giúp mẹ chuyển dạ nhanh chóng và dễ dàng
Nếu nhiễm trùng ở mức độ nặng sẽ được chỉ định mổ bắt thai dù vẫn chưa đến kỳ sinh nở.
– Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc rò rỉ nước ối, không cần biết nó là gì, hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn để họ xác định tình trạng hiện tại.
– Nếu không thể chắc chắn tình trạng của mình có phải rò rỉ nước ối hay không, hãy thử kiểm tra: Nước tiểu có mùi giống như mùi ammonia không? Nước ối có mùi ngọt hay mùi hôi?.
– Nếu được chẩn đoán bị viêm màng ối, bạn sẽ được kê kháng sinh để diệt vi khuẩn. Sau sinh, bé và bạn cũng sẽ được cho uống thuốc kháng sinh để đảm bảo không tình trạng nhiễm trùng không tiếp diễn.
– Nếu nhiễm trùng ở mức độ nặng hoặc sức khỏe của thai nhi đang gặp nguy hiểm, bạn sẽ được chỉ định mổ bắt thai dù vẫn chưa đến kỳ sinh nở.
Blogtretho.edu.vn
Nguồn: WTE