Bà bầu có nên ăn măng không

Rate this post

Măng xuất hiện trong rất nhiều món ăn dân dã của các gia đình Việt. Mặc dù chứa nhiều nước, giàu chất xơ, vitamin và các khoáng tố khác nhưng măng cũng có nhiều độc tố. Vậy riêng bà bầu có nên ăn măng hay không?

Bạn đang đọc: Bà bầu có nên ăn măng không

Bà bầu có nên ăn măng không

Trong măng có đến 91% thành phần là nước

Trong măng có đến 91% thành phần là nước. Ngoài nước ra, măng còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, các loại vitamin và các khoáng chất sắt, canxi, phốt pho và kali. Trong đó, chỉ riêng kali chiếm hàm lượng khá cao. Trung bình cứ 100g măng chứa khoảng 533mg kali.

Lợi ích từ măng

– Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ chiếm đến 2,56% trong thành phần dinh dưỡng của măng tươi. Hàm lượng này khá cao so với các loại các rau củ khác như bắp cải (1,58%), dưa leo (0, 61%), rau mầm (1,27%)… Đây là điều kiện rất tốt giúp phòng bệnh ung thư và các bệnh về tiêu hóa.

– Giảm viêm: Hoạt chất phytosterol tương tự như một chất chống oxy hóa. Nó có tác dụng giảm viêm, đồng thời tăng cường khả năng chịu đựng của các mô và tế bào trong cơ thể.

– Ổn định cân nặng và giảm nguy cơ tiểu đường: Lượng chất béo và đường trong thành phần dinh dưỡng của măng tươi không cao. Do đó nó rất có lợi trong việc phòng ngừa tiểu đường, đồng thời lại rất phù hợp cho những ai đang muốn ổn định cân nặng.

– Phòng nguy cơ đột quỵ: Hàm lượng kali trong măng khá cao (100g măng chứa khoảng 533mg kali) có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.

– Nhuận tràng: Có đến 91% thành phần trong măng là nước nên nó hỗ rợ nhuận tràng, chống táo bón rất hiệu quả.

Bên cạnh những lợi ích kể trên, măng cũng chứa độc tố có hại. Vậy nên khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu, rất nhiều người phân vân liệu bà bầu có nên ăn măng không?

Tác hại của măng đối với sức khỏe bà bầu

Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Bà bầu có nên ăn măng không

Chất xơ chiếm đến 2,56% trong thành phần dinh dưỡng của măng tươi

Lượng chất xơ trong măng cao có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Nhưng nếu dung nạp thừa có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng rất khó chịu. Điều này đặc biệt không tốt cho mẹ đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ vốn rất mệt mỏi vì chứng ốm nghén. Do đó, thay vì chọn măng, mẹ có thể dùng các loại thực

Trong măng có chứa một lượng lớn chất cyanide. Khi vào đến dạ dày, cyanide kết hợp cùng enzym tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN). Đây là một chất độc có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho người nhiễm độc như nôn ói, khó thở, đau đầu, tụt huyết áp… Nếu ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong. Vậy nên các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên bà bầu nên hạn chế dùng măng trong thai kỳ.

Lưu ý trong cách chế biến và ăn măng

Bà bầu có nên ăn măng không

>>>>>Xem thêm: Chuẩn bị đồ đi sinh mùa hè và những lưu ý cần thiết dành cho mẹ

Nên ngâm nước và luộc xả măng lại nhiều lần với nước sôi trước khi chế biến

– Để khử bớt chất cyanide trong măng tươi, nên ngâm nước và luộc xả lại nhiều lần với nước sôi trước khi chế biến.

– Khi luộc măng, nên mở nắp vung thay vì đậy kín để độc chất trong măng bay đi theo hơi nước.

– Nước măng sau khi luộc bao giờ cũng phải đổ đi, không tái sử dụng.

– Mặc dù măng không phải là thực phẩm cấm hoàn toàn với thai phụ nhưng ăn quá nhiều sẽ gặp họa. Vì thế, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 200 – 300 g.

– Sau khi đã chế biến thành món ăn, không nên để qua ngày và hâm lại dùng.

Mong rằng, bạn đã có câu trả lời cho mình quanh chuyện bà bầu có nên ăn măng không? Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *