Chỉ ra 7 thay đổi đáng chú ý trong chế độ thai sản 2016

Rate this post

Kể từ ngày 1/1/2016, chế độ thai sản 2016 sẽ được đưa vào áp dụng với những quyền lợi bổ sung cho người chồng và những ai mang thai hộ.

Bạn đang đọc: Chỉ ra 7 thay đổi đáng chú ý trong chế độ thai sản 2016

  • Những điều mẹ bầu nên làm để có thời gian nghỉ thai sản hoàn hảo

Chỉ ra 7 thay đổi đáng chú ý trong chế độ thai sản 2016

Những quy định của luật mới được áp dụng lần này cho phép lao động nữ linh hoạt hơn về thời gian nghỉ trước và sau sinh

So với các quy định của luật cũ, những quy định của luật mới được áp dụng lần này cho phép lao động nữ linh hoạt hơn về thời gian nghỉ trước và sau sinh. Ngoài ra, trong chế độ thai sản năm 2016, người chồng và người mang thai hộ cũng được hưởng nhiều đặc quyền quan trọng.

Dưới đây là đúc kết về thay đổi đáng chú ý trong chế độ thai sản 2016 để các bố mẹ hiểu rõ về quyền lợi của mình:

Quyền lợi thai sản đối với thai phụ

1. Quyền lợi được hưởng sau sinh

Theo quy định mới trong luật thai sản, trong khoảng 30 ngày đầu làm việc, lao động nữ được dưỡng sức và phục hồi từ 5-10 ngày. Trong khoảng thời gian này, họ sẽ được hưởng mức lương như sau: 30% mức lương cơ sở nếu phục hồi tại nhà và 40% mức lương cơ sở khi nghỉ dưỡng tại cơ sở tập trung.

2. Đi làm trước thời gian nghỉ phép

Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Chỉ ra 7 thay đổi đáng chú ý trong chế độ thai sản 2016

Nếu đi làm chính thức trở lại sau 4 tháng sinh phải có sự chấp thuận của lao động nữ

Trong chế độ thai sản, bên cạnh tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ có quyền hưởng đầy đủ chế độ thai sản đến hết thời gian 6 tháng đầu kể từ lúc sinh. Điều này giống với quy định trong luật cũ nhưng trong luật mới quy định rõ thời gian nghỉ sau khi sinh ít nhất 4 tháng. Nếu đi làm chính thức trở lại phải có sự chấp thuận của lao động nữ.

3. Trường hợp mất mát sau sinh

Với những trường hợp mất con sau sinh, lao động nữ có quyền hưởng 2- 4 tháng “quyền lợi” tùy theo độ tuổi của con, tính từ ngày sinh.

Với những trường hợp mất mẹ, quyền lợi của chế độ thai sản sẽ được “nhượng”lại cho người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bé với thời gian tương ứng với khoảng thời gian còn lại của người mẹ theo luật định.

4. Trường hợp bất trắc trong thai sản

Nếu lao đông nữ sảy thai, thai chết lưu hay các trường hợp đình chỉ thai khác sẽ được xét như sau:Thai dưới 5 tuần tuổi: mẹ được nghỉ 10 ngày;Thai từ 5-13 tuần tuổi: mẹ được nghỉ 40 ngày; Thai từ 13 -25 tuần tuổi: mẹ được nghỉ 40 ngày; Thai từ 25 tuần trở lên: mẹ được nghỉ 50 ngày.

Quyền lợi dành cho: người mang thai hộ, chồng thai phụ và bố mẹ nhận con nuôi

5. Với người mang thai hộ

Người mang thai hộ cũng là những thai phụ và họ có quyền được hưởng chế độ thai sản như bao thai phụ bình thường khác. Trong đó, bao gồm chế độ khám thai, chế độ sinh, chế độ hưởng quyền lợi sau sinh, chế độ hưởng quyền lợi khi có bất trắc trong thai kỳ (sẩy thai, thai chết lưu, thai ngoài tử cung)… Thời gian họ được hưởng quyền lợi sẽ tính từ ngày thụ thai cho đến thời điểm giao con cho người mẹ theo hợp đồng và thời gian này theo quy định không được quá 6 tháng.

Trong trường hợp từ ngày sinh đến thời điểm giao con, người mang thai hộ nghỉ thai sản chưa vượt quá 60 ngày, họ có quyền nghỉ đủ 60 ngày, bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ.

Với những người mẹ nhờ người mang thai hộ, chế độ thai sản sẽ được tính từ ngày nhận con cho đến khi bé được 6 tháng tuổi.

6. Với chồng của thai phụ

Chỉ ra 7 thay đổi đáng chú ý trong chế độ thai sản 2016

>>>>>Xem thêm: Ghế ngồi cho bà bầu thư giãn Galaxy VINANOI giúp chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh

Chồng sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định luật thai sản 2016

Đáng chú ý nhất trong những thay đổi mới của luật thai sản 2016 đó là quyền lợi thai sản của người chồng. Theo đó, lao động nam có tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được nghỉ thai sản như sau:

– Nếu vợ sinh thường và không có biến chứng nguy hiểm: nghỉ 5 ngày

– Nếu vợ sinh mổ hoặc sinh non dưới 32 tuần: nghỉ tối đa 7 ngày

– Nếu vợ sinh đôi hoặc nhiều hơn: được nghỉ 10 ngày và cộng thêm mỗi bé sẽ tương ứng 3 ngày. Đặc biệt, sinh đôi đi kèm phẫu thuật, chồng được nghỉ 14 ngày.

Lưu ý, thời gian nghỉ được tính trong khoảng 30 ngày sau khi vợ sinh.

7. Trường hợp nhận con nuôi

Chế độ thai sản cho trường hợp nhận con nuôi chỉ được áp dụng cho cha hoặc mẹ nếucả cha lẫn mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời chỉ áp dụng trong giai đoạn trẻ từ 4-6 tháng tuổi.

Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là quyền lợi hợp pháp của người lao động nữ làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nếu ký hợp đồng lao động vô thời hạn hoặc có thời hạn từ 3 tháng trở lên, đã đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Đóng BHXH bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *