Những tháng cuối thai kỳ, tình trạng sưng phù chân khiến nhiều mẹ bầu khó chịu cũng như gặp khó khăn trong việc đi lại. Một số mẹ bầu chọn giải pháp ngâm chân để cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, để việc ngâm chân phát huy hết tác dụng, mẹ nên lưu ý những điều sau:
Bạn đang đọc: Ngâm chân đúng cách giúp mẹ bầu giảm đau nhức, sưng phù
- Hiện tượng phù chân ở mẹ bầu báo hiệu điều gì?
Các tác dụng của việc ngâm chân
Lưu thông khí huyết
Ngâm chân đúng cách khi mang thai mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngâm chân giúp khí huyết được lưu thông. Dưới tác động của nhiệt mạch máu tại bàn chân giãn nở và tăng cường lưu thông máu. Sau khi ngâm chân mẹ bầu sẽ cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, giấc ngủ cũng tốt hơn. Đông y thường khuyên ngâm chân với muối, lá lốt hoặc lá ngải cứu để tăng tác dụng.
Chữa bệnh hiệu quả
Ngâm chân với nước ấm cũng giúp chữa trị các chứng bệnh như nhức xương, sưng phù. Tác dụng này có ích rất nhiều cho các mẹ bầu thường xuất hiện triệu chứng phù nề trong thai kỳ. Theo đó mẹ có thể thêm một chút gừng và muối vào nước ấm để ngâm chân.
Cải thiện giấc ngủ
Nếu mẹ bầu ngâm chân buổi tối trước khi đi ngủ giấc ngủ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mẹ nên ngủ trong phòng yên tĩnh, thoáng mát và giữ cho tâm lý ổn định, thư thái nữa nhé.
Tìm hiểu thêm: Làm sao để cổ tử cung mở nhanh?
Mẹ bầu có giấc ngủ tốt hơn khi ngâm chân đúng cách.
Giải trừ mệt mỏi
Nếu mẹ bầu phải đi lại nhiều trong ngày, việc ngâm chân với nước ấm sẽ giúp xoa dịu các mệt mỏi một cách nhanh chóng. Nước ấm tác động vào các huyệt đạo dưới da và mang đến tác dụng thư giãn tích cực.
Những việc mẹ bầu nên tráng khi ngâm chân
Mẹ bầu nên tránh những điều dưới đây để việc ngâm chân không gây tác dụng ngược:
Ngâm chân quá 30 phút
Thời gian tốt nhất nên ngâm chân trong khoảng 15 đến 20 phút. Nếu mẹ bầu ngâm chân quá 30 phút sẽ khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe.
Nhiệt độ nước ngâm chân quá 50 độ C
Nhiệt độ phù hợp chỉ nên ở mức 35 đến 40 độ C. Nếu nhiệt độ ngâm chân lớn hơn 50 độ C có thể gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.
Ngâm chân sau khi ăn
Đây là điều mẹ bầu nên tránh. Sau khi ăn, cơ thể cần tập trung máu cho dạ dày hoạt động. Việc ngâm chân sẽ khiến máu tập trung xuống chân do đó gây cản trở cho hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp nữa đấy. Nên ngâm chân sau khi ăn 1 giờ đồng hồ là tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp 8 thắc mắc liên quan đến việc mẹ bầu làm đẹp
Mẹ bầu có thể cho muối và gừng vào nước ngâm chân để gia tăng hiệu quả.
Ngủ ngay sau khi ngâm chân
Điều này sẽ khiến mẹ bầu có giấc ngủ không tốt. Đừng ngủ ngay sau khi ngâm chân mà hãy lau khô khi trời nóng và ủ ấm cho chân khi trời lạnh trước khi đi ngủ chừng 30 phút.
Một số việc mẹ bầu nên làm khi ngâm chân
Dùng chậu gỗ để đựng nước ngâm chân là tốt nhất vì chậu gỗ không gây biến chất các thành phần của thuốc ngâm chân, nếu có.
Khi ngâm chân nên ngâm ngập trên mắt cá khoảng 2cm, điều này giúp cho khí huyết, kinh mạch lưu thông tốt hơn hơn.
Nên ngâm chân thường xuyên mỗi ngày. Mẹ có thể ngâm chung với gừng, muối. Mật ong tuy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không có tác dụng điều trị gì khi ngâm chân các mẹ nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Đuổi chuột rút khi mang thai hiệu quả
- Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch khi mang thai và các mẹo nhỏ phòng tránh
- Nguy hiểm khi mẹ bầu dùng túi chườm nóng giảm đau lưng không đúng cách