Tụt huyết áp khi mang thai cũng là một triệu chứng mẹ bầu có thể đối mặt trong thai kỳ. Nếu tăng huyết áp khiến mẹ bầu có thể gặp các biến chứng như tiền sản giật, suy thai… huyết áp thấp sẽ khiến mẹ bị hoa mắt, chóng mặt, dễ té ngã gây chấn thương cho mẹ và bé…
Bạn đang đọc: Ăn uống thế nào để cải thiện huyết áp thấp khi mang thai?
- Huyết áp cao và huyết áp thấp trong thai kỳ
Huyết áp mẹ bầu dễ biến động trong thai kỳ.
Sự gia tăng hormone progesterone khiến cho huyết áp mẹ bầu tăng giảm thất thường trong thai kỳ. Theo đó, mẹ bầu có thể bị tụt huyết áp trong ba tháng đầu và ba tháng giữa thai kỳ.
Huyết áp bình thường ở mức 120/80mmHg – 140/90mmHg. Nếu mức huyết áp thấp hơn mốc hoặc bằng 100/60 mmHg thì mẹ bầu được coi là bị huyết áp thấp.
Huyết áp thấp khiến mẹ bầu bị hoa mắt, chóng mặt, dễ té ngã, dễ gây nguy cơ chấn thương cho mẹ và bé. Ngoài ra, nó cũng khiến mẹ bầu dễ ngất xỉu vì thiếu oxy truyền lên não. Thai nhi cũng bị ảnh hưởng khi oxy thiếu hụt gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé.
Chế độ ăn uống giúp mẹ bầu phòng tránh tụt huyết áp
Ăn uống là một trong những cách hiệu quả để phòng chống tụt huyết áp ở mẹ bầu vì chúng cung cấp năng lượng, ổn định đường huyết cho cơ thể.Dưới đây là những điều mẹ bầu nên lưu ý:
Tìm hiểu thêm: Chích ngừa uốn ván khi mang thai cho bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ăn uống đúng cách giúp cải thiện tình hình tụt huyết áp.
– Không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Thiếu hụt năng lượng dễ gây ra tụt huyết áp. Với những mẹ bầu đang trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên càng phải chú trọng bữa sáng, vì lúc này mẹ bầu đang bị các cơn ốm nghén “tập kích” và dễ bỏ bữa.
– Bổ sung đủ nước cũng là cần thiết để giúp máu huyết lưu thông. Nhưng mẹ bầu nên tránh các loại thức uống có chứa cồn và caffein nhé.
– Không nên để dạ dày “rỗng” trong một thời gian dài. Hãy nạp năng lượng cho cơ thể 3h/lần. Mẹ có thể chia bữa ăn trong ngày của mình ra thành 5, 6 bữa nhỏ một ngày để cung cấp năng lượng thường xuyên cho cơ thể mà không gây khó chịu.
– Bổ sung vitamin C, vitamin B trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa chứng tụt huyết áp.
– Nên mang theo bánh ngọt hay kẹo bên mình để dùng khi đói để tránh bị bị tụt huyết áp đột ngột.
– Những thực phẩm mẹ bầu phải giảm trong thực đơn của mình là: khoai tây, cơm, bánh mì, trứng, thịt mỡ và thực phẩm giàu chất béo. Nên bổ sung rau quả, thịt nạc, cá trong chế độ ăn uống hàng ngày.
– Trà hay cà phê là thức uống mẹ bầu hãy tránh xa. Sữa ong chúa tuy cực kỳ dinh dưỡng nhưng lại là thực phẩm không tốt cho chứng tụt huyết áp, mẹ cũng nên cẩn trọng khi sử dụng.
Chăm sóc mẹ bầu bị huyết áp thấp
– Khi bị huyết áp thấp mẹ bầu không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột, việc đứng lên hay ngồi xuống bất thình lình có thể khiến cho mẹ bị hoa mắt, chóng mặt, dễ té ngã.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu dùng thuốc giảm đau trong thai kỳ: Cẩn thận kẻo hại não con
Mẹ bầu bị tụt huyết áp nên nghỉ ngơi nhiều và nằm gối thấp.
– Khi thức dậy buổi sáng mẹ cũng không nên ngay lập tức xuống giường mà nên nằm một lúc cho tinh thần tỉnh táo, vươn và duỗi tay chân nhẹ nhàng rồi mới từ từ ngồi dậy và đứng lên.
– Nên nằm gối thấp và nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt. Điều này nhằm giúp cho lượng máu lưu thông về não được tăng cường.
– Mẹ cũng cần tránh leo cao, hoặc ở ngoài trời nắng lâu. Ban đêm khi đi ngủ nên đắp chăn đủ ấm, tránh để bị nhiễm lạnh đột ngột.
– Xông hơi hay tắm nước nóng trong phòng kín không chỉ không tốt cho thai nhi mà còn không tốt cho chứng tụt huyết áp. Nó khiến cho cơ thể mất nước, giãn tĩnh mạch dễ dẫn đến tụt huyết áp hơn.
– Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để điều hòa cơ thể. Các bộ môn thích hợp như đi bộ, bơi hay yoga.
– Nên khám thai định kỳ để nắm tình hình sức khỏe và điều chỉnh sinh hoạt ăn uống để có mức huyết áp phù hợp.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Phòng tránh huyết áp cao trong thai kỳ bằng chế độ ăn uống
- Tất tần tật những vấn đề về cân nặng của mẹ bầu trong thai kỳ
- Trị dứt cảm cúm, nghẹt mũi cho mẹ bầu không cần dùng thuốc