Hệ miễn dịch suy yếu trong thai kỳ khiến mẹ bầu dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công. Theo đó viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, cảm cúm… là những bệnh thường gặp trong thai kỳ.
Bạn đang đọc: 9 bệnh do virus gây ra có thể gặp ở mẹ bầu
- 9 bệnh mẹ bầu thường gặp nhất trong thai kỳ
Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial vaginosis – BV)
Viêm âm đạo khi mang thai có thể khiến mẹ bầu sinh non, hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân
Viêm âm đạo khi mang thai nếu không điều trị kịp thời có thể khiến mẹ bầu sinh non, hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Và thật oái ăm đây lại là bệnh khá phổ biến ở các mẹ bầu do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trú ngụ trong vùng kín gây nên.
Bị viêm âm đạo mẹ bầu sẽ cảm thấy nóng rát vùng kín khi đi tiểu, dịch âm đạo có màu bất thường như trắng xám và có mùi hôi tanh. Tuy vậy, ở một số mẹ bầu lại không có triệu chứng rõ rệt như vậy nên rất khó nhận biết.
Nghi ngờ mắc bệnh này, mẹ bầu nên ngừng quan hệ tình dục, đi thăm khám sớm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.
Nhiễm virus viêm gan B (HBV)
Loại virus nguy hiểm này có thể truyền từ mẹ sang con ngay khi sinh. Trẻ có thể bị tổn thương gan và mắc ung thư gan nếu bị loại virus này tấn công.
Triệu chứng của bệnh thường là buồn nôn, nôn và tiêu chảy, nước tiểu có màu sậm nhưng phân lại có màu nhạt, lòng mắt trắng, da màu vàng.
Khi mẹ mắc bệnh này bé sinh ra nên được tiêm phòng HBV càng sớm càng tốt.
Nhiễm vius Cytomegalovirus (CMV)
Ít mẹ bầu biết đến loại virus Cytomegalovirus, thế nhưng chúng lại gây ra những tác hại nghiêm trọng đến thai nhi. Nếu mẹ bầu bị nhiễm loại virus này có thể gây giảm thị lực, mất thính giác hay các khuyết tật khác trên cơ thể bé.
Triệu chứng khi mẹ bị nhiễm bệnh gần giống cúm, đó là sốt, đau họng, mệt mỏi và sưng các tuyến… Tuy nhiên ở một số mẹ bầu các triệu chứng này lại không thể hiện rõ rệt.
Phác đồ điều trị bệnh do virus Cytomegalovirus hiện nay chưa được hoàn thiện. Nguy cơ mẹ bầu phải bỏ em bé là rất cao khi bị nhiễm phải bệnh này.
Nhiễm cúm
Sổ mũi là một trong triệu chứng của nhiễm cúm.
Mẹ bị nhiễm cúm có thể bị sinh sớm, sinh non hoặc trẻ bị dị tật bẩm sinh. Bệnh cúm thường có biểu hiện sốt, ho, đau họng, nghẹt mũi, nhức mỏi và đôi khi nôn mửa, tiêu chảy.
Khi bị cúm mẹ cần liên hệ với bác sĩ nhanh nhất có thể và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những đáng tiếc xảy ra với mẹ và bé.
- Xem thêm: Tất tần tật những điều mẹ cần biết về bệnh cảm cúm trong thai kỳ
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Bàng quang bị chèn ép khiến cho việc tiểu tiện ở mẹ bầu bất thường dẫn đến rò tiểu cũng như nhiễm trùng đường tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu nặng có thể ảnh hưởng đến thận và khiến cho mẹ bầu sinh non.
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu mẹ bầu sẽ cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, đi lắt nhắt, đau xương chậu, lưng, bụng và thường cảm thấy ớn lạnh, sốt, đồ mồ hôi nhiều.
Để tránhmắc bệnh này mẹ bầu không nên nhịn tiểu, đi tiểu ngay sau khi giao hợp, vệ sinh sạch sẽ vùng kín và uống đủ nước trong cả thai kỳ. Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, mẹ nên đi thăm khám để nhanh chóng phát hiện bệnh nếu có.
Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (Group B strep – GBS)
Đây là loại vi khuẩn sống trong âm đạo và trực tràng của chị em phụ nữ. Bình thường chúng không có tác hại đáng kể, nhưng khi mang thai, chúng có thể tấn công em bé khi mẹ chuyển dạ và gây ra những biến chứng thậm chí tử vong ở trẻ.
Mẹ chỉ có thể phát hiện được bệnh này thông qua các xét nghiệm chuyên môn, bệnh không có biểu hiện gì cụ thể.
Tìm hiểu thêm: Top 3 áo ngực dành cho bà bầu đang được ưa chuộng nhất hiện nay
Một số bệnh nhiễm khuẩn không có triệu chứng rõ rệt.
Nếu mẹ bầu đã xác định nhiễm khuẩn thì nên làm sạch âm đạo và trực tràng tại bệnh viên chuyên môn và nên lưu ý để bác sĩ sản khoa chú ý khi mẹ lâm bồn.
Nhiễm trùng Toxoplasmosis
Loại ký sinh trùng này có trong phân mèo, đất hay thịt sống. Tác hại của chúng khiến cho trẻ bị khuyết tật nặng như mất thính giác, thị giác hay bị thiểu năng trí tuệ.
Biểu hiện của bệnh không rõ ràng và đôi khi chỉ là các triệu chứng như bệnh cúm có thể khiến mẹ bầu chủ quan.
- Xem thêm: Vì sao mèo trở nên đáng ghét với phụ nữ mang thai?
Bệnh do virus rubella
Đối với người bình thường, rubella được xem là lành tính. Tỷ lệ biến chứng cũng như tử vong do virus rubella gây ra rất thấp. Song, với các thai phụ nhiễm phải loại virus này, đặc biệt là vào giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, nó có thể để lại những biến chứng vô cùng nặng nề đối với thai nhi.
Cụ thể, nó gây ra những tổn thương về não; dẫn đến những bệnh lý liên quan đến mắt như đục thủy tinh thể; các bệnh lý về tim, phổi, gan; làm cho thai nhi kém phát triển và trở thành nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.
Để tránh gặp phải những trường hợp xấu tương tự, phụ nữ được khuyến cáo nên tiêm phòng rubella, sởi, quai bị trước 3 tháng khi bước vào thai kỳ. Đồng thời, cũng cần tránh mang thai vào những mùa dịch bệnh bùng phát mạnh.
Siêu vi varicella zoster gây bệnh thủy đậu
Cũng giống như rubella, thủy đậu vẫn là một bệnh lành tính đối với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ nếu được điều trị kịp thời. Song, đó thực sự là một mối quan ngại đối với phụ nữ mang thai khi các biến chứng của nó có thể dẫn đến những dị tật cho thai nhi.
Cụ thể, nếu người mẹ nhiễm bệnh thủy đậu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khả năng sẩy thai sẽ cao hơn. Nếu thai nhi tiếp tục phát triển, khả năng mắc thủy đậu bẩm sinh sẽ khó tránh khỏi. Riêng với người mẹ, nguy cơ viêm phổi do virus varicella cũng là một điều rất đáng lo ngại. Nó là nguyên nhân dẫn đến tử vong của hơn 40% phụ nữ bị viêm phổi phát sinh từ thủy đậu trong thai kỳ.
Để đề phòng bệnh này, người mẹ cần được tiêm phòng trước thai kỳ và có các biện pháp giữ gìn sức khỏe cận thận khi vào mùa dịch bệnh này bùng phát mạnh.
Những điều mẹ nên làm để tránh mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra trong thai kỳ
>>>>>Xem thêm: Bà bầu có nên làm tóc trong giai đoạn thai kỳ hay không?
Ăn chín uống sôi là điều mẹ bầu nên tuân thủ trong thai kỳ.
– Tiêm những loại vắc xin cần thiết để phòng chống các bệnh lây nhiễm trong thai kỳ như cúm, rubella… Hãy hỏi bác sĩ của bạn để có những chỉ dẫn cụ thể và an toàn nhất.
– Nên rửa tay thường xuyên trong thai kỳ. Cẩn thận vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với thịt sống, trứng sống hay các loại rau củ quả. Rửa tay bằng xà phòng để chắc chắn diệt được các loại trứng giun sán. Đồng thời mẹ cũng nên rửa tay khi tiếp xúc với bụi đất hay người bệnh hoặc thậm chí khi dùng tay che miệng để hắt hơi.
– Tránh uống các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng. Trong các sản phẩm này có thể chứa các loại vi khuẩn có hại cho mẹ bầu.
– Tránh tiếp xúc với chó mèo và chất thải của nó. Toxoplasmosis là loại vi khuẩn nguy hiểm có trong các vật nuôi này. Nếu bắt buộc phải chăm sóc chúng trong thai kỳ thì mẹ hãy dùng găng tay khi khiếp xúc với chúng.
– Thức ăn luôn luôn nấu chín kỹ. Điều này đảm bảo các loại vi khuẩn gây hại đã được tiêu diệt và không gây hại cho sức khỏe mẹ bầu.
– Các xét nghiệm trong thai kỳ là cần thiết và nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ vì một số bệnh nhiễm khuẩn cần được phòng ngừa từ sớm, một số khác thì không có triệu chứng rõ rệt.
– Cuối cùng mẹ bầu cần tránh xa các đám đông và đặc biệt nên tránh xa những người nhiễm bệnh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ và cách xử lý
- Mắc rubella khi mang thai: ác mộng của mọi bà bầu
- Viêm gan A, B, C ở phụ nữ mang thai và cơ chế lây truyền từ mẹ sang con