Nghẹt mũi do viêm mũi trong thai kỳ thường xuất hiện ở 20% mẹ bầu trong ba tháng cuối của thai kỳ. Điều khiến cho việc điều trị chứng này trở nên dè dặt là do thuốc có thể tác động làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Bạn đang đọc: Cẩn thận khi dùng thuốc điều trị viêm mũi ở bà bầu
- 11 cách giúp mẹ bầu trị dứt nghẹt mũi, cảm cúm không cần dùng thuốc
Mẹ bầu thường dễ mắc chứng viêm mũi.
Chứng viêm mũi ở mẹ bầu thường xuất hiện nhiều hơn vào ba tháng cuối thai kỳ. Ở một số mẹ bầu chúng lại xuất hiện vào ba tháng giữa. Các dấu hiệu chẩn đoán mẹ bầu bị bệnh viêm mũi trong thai kỳ là thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi và nghẹt mũi. Nước mũi thường loãng, dễ xì đồng thời đôi khi có nước mũi đặc chảy xuống họng, phải khạc để nhổ ra ngoài.
Chứng viêm mũi thai kỳ này có thể kéo dài khá lâu từ 3 đến 20 tuần. Ở 1/3 các mẹ bầu sẽ có xu hướng bệnh nặng hơn kể cả sau sinh. Và vì vậy, mẹ bầu cần được điều trị bằng thuốc để khỏi bệnh.
Nguyên nhân gây viêm mũi ở mẹ bầu
Ở mẹ bầu, chứng viêm mũi rất dễ xuất hiện. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa chứng phù nề và sự hoạt động mạnh hơn của niêm mạc mũi khi estrogen trong máu tăng cao.
Dưới tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ estrogen hệ cholinergic tăng hoạt hóa và tác động lên các sợi thần kinh quanh niêm mạc mũi, gây ra hiện tượng phù nề niêm mạc mũi.
Điều này đúng với cả những người dùng thuốc tránh thai có nội tiết tố hay các bé gái ở tuổi dậy thì. Theo đó, khi lượng estrogen tăng bất thường trong thai kỳ dẫn đến việc mẹ bầu dễ bị mắc chứng này hơn.
Trong thời kỳ mang thai, chứng viêm mũi có nguy cơ kéo dài do những bất ổn về tâm sinh lý của mẹ bầu khiến cho các hệ thần kinh phó giao cảm cũng tham gia vào quá trình gây bệnh và duy trì bệnh.
Tìm hiểu thêm: Chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé – kinh nghiệm hay nhất định chị em nên tham khảo
Nước muối sinh lý tốt cho việc điều trị viêm mũi ở mẹ bầu.
Điều trị chứng viêm mũi trong thai kỳ
Nếu mẹ bầu bị viêm mũi thì việc điều trị cần cẩn thận. Việc tự lạm dụng các loại thuốc co mạch có thể khiến cho tuần hoàn của thai nhi bị ảnh hưởng. Tốt nhất, mẹ bầu nên đến bác sĩ khám để được điều trị. Nếu được chỉ định dùng thuốc co mạch để điều trị thì không nên dùng quá 3 ngày gần kề nhau.
Thông thường mẹ bầu sẽ được hướng dẫn làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Khi rửa mũi bằng dung dịch này sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ứ đọng dịch trong mũi, giúp mũi dễ chịu hơn. Yên tâm là dung dịch này không gây ra bất cứ tác hại gì cho mẹ và bé đâu nhé. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể kết hợp các cách như ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ, uống nước ấm hay day hai nguyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi để giảm ngạt mũi.
>>>>>Xem thêm: Nước ối và tầm quan trọng của nước ối đối với sự phát triển của thai nhi
Mọi chỉ định dùng thuốc điều trị bệnh đều nên tuân theo bác sĩ
Tiếp theo mẹ bầu có thể được hướng dẫn xịt corticosteroid. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng loại này nếu các phương pháp trên không hiệu quả. Khoảng 2 tuần sau khi xịt corticosteroid bệnh có xu hướng giảm và chấm dứt sau 3 đến 6 tuần dùng.
Cuối cùng, nếu mẹ bầu buộc phải uống kháng sinh để điều trị thì cần tránh loại kháng sinh gây ảnh hưởng đến bé.
Như vậy, mọi điều trị liên quan đến dùng thuốc mẹ bầu cần nghiêm túc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Trường hợp mẹ đã sinh bé mà bệnh viêm mũi không thuyên giảm sau 6 tuần thì mẹ nên đến bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để khám xét kỹ hơn về các triệu chứng dị ứng để có cách điều trị thích hợp.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết về bệnh cảm cúm trong thai kỳ
- Những cách hay giúp mẹ bầu đối phó với bệnh hen suyễn trong thai kỳ
- Nhóm thực phẩm mẹ bầu tuyệt đối không được ăn khi bị ho