Khi mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều sẽ tăng cân, tuy nhiên việc tăng cân chỉ nên nằm trong giới hạn nhất định từ 10 – 12kg không nên mất kiểm soát. Nếu mẹ bầu tăng cân vượt mốc 15kg có thể dẫn đến những nguy hại về sức khỏe trong thai kỳ.
Bạn đang đọc: Mẹ tăng cân vượt mốc 15kg trong thai kỳ dễ đối mặt với nhiều rủi ro
- Những hiểm họa sinh nở nếu mẹ bầu thừa cân
Mẹ bầu không nên tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ
Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai bị béo phì
Theo các bác sĩ sản khoa, mức tăng cân hợp lý của các chị em trong thai kỳ chỉ nên từ 10 đến 12kg. Do đó mẹ bầu nên quan tâm đến cân nặng hợp lý, ổn định trong thai kỳ, bởi nếu tăng cân không kiểm soát mẹ bầu sẽ phải đối diện với những nguy hiểm dưới đây:
– Mẹ bầu bị béo phì tỉ lệ sẩy thai tăng 20% nếu thai đang ở tuần 12, còn nếu ở tuần thai 30 thì tỉ lệ lúc này lên đến 25%.
– Ở những mẹ bầu có cân nặng tăng trên 15kg, bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có xu hướng tăng cao gấp ba lần so với các mức tăng cân thấp hơn.
– Chứng huyết áp cao và co giật cũng tăng gấp 2 lần.
– Chứng máu đông cũng có xu hướng tăng cao hơn ở mẹ bầu béo phì.
– Tỷ lệ khó đẻ ở mẹ bầu thừa cân tăng gấp đôi so với mẹ bầu có cân nặng hợp lý.
– Một số vấn đề khác cũng thường gặp ở mẹ bầu thừa cân là bé bị sinh non, chết non, bị dị tật bẩm sinh và rất khó để phát hiện dị tật ở trẻ sớm.
- Xem thêm: 3 chứng bệnh nguy hiểm mẹ có thể gặp trong thai kỳ nếu dư cân
Ứng phó với tình trạng tăng cân vượt mức trong thai kỳ
Nếu mẹ bầu mất kiểm soát cân nặng trong thai kỳ thì cũng đừng vội vàng giảm cân. Bởi điều này gây ra nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, chưa kể việc giảm cân tức thời cũng không hạn chế được các rủi ro thai kỳ.
Tìm hiểu thêm: Đau hông khi mang thai, cách hay giúp bà bầu cải thiện triệu chứng này
Mẹ bầu thừa cân nên nghiêm ngặt với ché độ ăn.
Lúc này việc mẹ có thể làm là hãy chăm sóc sức khỏe thai kỳ kỹ lưỡng hơn, nên thường xuyên lui tới phòng khám sản khoa kiểm tra sức khỏe mẹ và bé theo định kỳ. Điều này giúp mẹ có thể kiểm soát những mối nguy hiểm tiềm ẩn và sớm có biện pháp ứng phó.
Đồng thời mẹ cũng nên thực hiện chế độ dinh dưỡng cũng như các hoạt động phù hợp hàng ngày.
– Về chế độ ăn: Chế độ ăn của mẹ bầu lúc này cần phải được quan tâm nghiêm ngặt. Mẹ bầu nên biết ăn những thức ăn nào, cũng như tránh những thực phẩm nào, không chỉ là để an toàn cho mẹ bầu mà còn phải để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng nhưng không gây béo phì cho mẹ bầu thông qua bài viết gợi ý chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị thừa cân.
>>>>>Xem thêm: Bộ ảnh sống động về sự hình thành và phát triển của em bé trong bụng mẹ
Vận động nhẹ nhàng khi mang thai.
– Về thể dục, vận động: Một số môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga thích hợp để mẹ bầu vận động.
- Xem thêm: 6 vận động cực tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Lưu ý, nếu mẹ bầu có ý định tham gia lớp thể dục thì nên cho người hướng dẫn biết tình hình thai kỳ để có hướng dẫn phù hợp. Các bài tập nên tăng dần, tùy theo sức, không nên ép cơ thể. Nên nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Giải đáp các thắc mắc của mẹ bầu về tập thể dục trong thai kỳ
- 10 dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong thai kỳ
- Tất tần tật những vấn đề về cân năng của mẹ bầu trong thai kỳ
- Tiểu đường thai kỳ và những cách phòng tránh hiệu quả