Trong ba tháng đầu thai kỳ, hầu như mẹ bầu nào cũng có triệu chứng ốm nghén khiến người luôn mệt mỏi, khó chịu… Ốm nghén là một triệu chứng bình thường, thế nhưng nhiều mẹ bầu lại có những lo lắng không đáng về vấn đề này khiến thai kỳ trở nên nặng nề hơn.
Bạn đang đọc: Những mối lo thừa của mẹ bầu về chuyện ốm nghén
- Chế độ ăn uống cho mẹ bầu bị ốm nghén
Thông thường, những triệu chứng ốm nghén sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu hãy bớt lo lắng, đặc biệt là những lầm tưởng dưới đây thì càng nên quên đi nhé.
Không nôn ọe trong ba tháng đầu là có vấn đề
Nếu mẹ có thai kỳ không ốm nghén thì cũng không có gì lo lắng nhé.
Biểu hiện của ốm nghén là nôn ọe, mệt mỏi. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra sự “khó ăn, khó ở” của mẹ bầu ba tháng đầu là do hormone beta hCG có trong thai kỳ gây ra làm giảm lượng đường trong máu khiến mẹ cảm thấy buồn nôn. Một cách giải thích khác cho rằng nôn ọe có trong ba tháng đầu thai kỳ nhằm giúp cho cơ thể loại bỏ những tác nhân có thể gây hại cho thai nhi còn rất yếu ớt lúc này.
Nhưng tùy theo cơ địa của mỗi mẹ sẽ khác nhau. Có mẹ bầu sẽ ốm nghén, và cũng có một số mẹ bầu không xuất hiện triệu chứng ốm nghén, nên cũng không cần phải phát hoảng lên nếu mình thuộc nhóm khác biệt này.
Ốm nghén nhiều hơn ba tháng là bất ổn
Khoảng 90% thai phụ có thời gian nghén tồi tệ nhất vào tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10% các mẹ bầu còn lại sẽ bị cơn nghén tiếp tục hành trong các tháng sau đó. Một số mẹ bầu có thể bị nghén suốt cả thai kỳ. Thế nhưng, đây đều là những biểu hiện bình thường trong thai kỳ nếu các đợt khám thai vẫn cho kết quả tốt. Mẹ bầu hãy an tâm, đừng quá lo lắng hay suy nghĩ lung tung nhé.
Cơn nghén sẽ xuất hiện vào buổi sáng
Với những mẹ bầu có cơn nghén nặng thì việc “đón nhận” một cơn nghén ghé thăm là rất căng thẳng. Nhiều mẹ bầu tin rằng cơn nghén sẽ xuất hiện vào các buổi sáng. Nhưng trên thực tế có đến 24% các mẹ bầu có các cơn nghén vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Vì vậy bạn không cần phải mặc định giờ giấc của các cơn ốm nghén. Tốt nhất hãy giữ tinh thần thư giãn và sẵn sàng đón nhận triệu chứng rất bình thường này trong thai kỳ nhé.
Tìm hiểu thêm: Có nên quan hệ khi mang thai – 4 lợi ích tuyệt vời sau đây sẽ trả lời cho bạn câu hỏi này
Ốm nghén trong thai kỳ gây ra những rối loạn trong các bữa ăn của mẹ bầu.
Thai nhi sẽ thiếu chất khi mẹ bị ốm nghén
Không thể ăn uống được khiến mẹ bầu trở nên lo lắng thai nhi sẽ thiếu dưỡng chất và không thể phát triển tốt được. Nhưng sự thật là trong 3 tháng đầu thai kỳ thai nhi không cần quá nhiều năng lượng để phát triển. Do đó, lúc này chỉ cần mẹ bầu cố gắng ăn đủ dưỡng chất là em bé cũng đã phát triển bình thường được. Theo đó, mẹ bầu lúc này không cần phải quá lo lắng nhé.
Con sẽ không thông minh nếu mẹ không ốm nghén
Đây là một niềm tin khá phổ biến ở các mẹ bầu. Thế nhưng, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy điều này là đúng. Thường mức độ ốm nghén giữa các mẹ bầu khác nhau, thậm chí ở một mẹ bầu mức độ nghén cũng khác nhau ở những lần mang thai khác nhau, mang thai con so thường ốm nghén nặng hơn con rạ.
Ốm nghén chỉ là phản ứng của cơ thể mẹ trước khi chấp nhận em bé dung hợp với cơ thể mình, cho nên, do đó nó không phải là yếu tố quyết định sự thông minh của em bé sau này.
Bỏ ăn để đỡ nghén
Ói khi ăn khiến mẹ bầu sợ ăn và chọn phương án bỏ ăn để đỡ mệt hơn, nhằm giảm cơ nghén. Nhưng thực tế nếu làm vậy, triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu sẽ trầm trọng hơn vì lúc này cơ thể trở nên suy yếu. Do đó, ăn uống đúng cách để chống nghén là cách đúng, trong khi bỏ ăn sẽ là lựa chọn sai lầm.
>>>>>Xem thêm: Mẹ nghén nặng trong thai kỳ, con sinh ra sẽ cực thông minh?
Hãy ăn uống khoa học để chống lại các triệu chứng ốm nghén nhé.
Theo đó, mẹ bầu hãy chia nhỏ bữa ăn để dạ dày không bị kích ứng gây nôn ói. Ăn những món yêu thích hay những món có tác dụng giảm ói như bánh mì, bánh quy, sữa chua… Bổ sung các loại vitamin như C, B6 để giúp cơ thể chống lại cơn ói.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ bầu không nên lơ là mà cần nhờ bác sĩ can thiệp nếu cơn ốm nghén có những biểu hiện như:
– Các cơn buồn nôn và ói kéo dài, thường xuyên, khiến cơ thể mất nước và kiệt sức.
– Mẹ bầu bị giảm cân đột ngột, hạ huyết áp, dễ bị chóng mặt.
– Nước tiểu tối màu hay bí tiểu.
– Mẹ bầu bị sốt cao (trên 38 độ C), đau bụng hay tim đập nhanh bất thường.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Chứng thèm ăn ở mẹ bầu tốt hay xấu
- Sự thật đằng sau những con nghén của mẹ bầu
- 9 cách giúp mẹ bầu giảm ốm nghén nhanh nhất
- Những nguyên tắc mẹ bầu cần tuân thủ khi nấu ăn
- 9 dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi