Ngộ độc thức ăn khi mang thai: tác hại khó lường

Rate this post

Ở người bình thường, ngộ độc thức ăn vốn đã nguy hiểm với mẹ bầu sự nguy hiểm này càng tăng gấp bội, nếu nặng có thể dẫn đến sẩy thai. Do đó, mẹ cần phải chú trọng đến chuyện ăn uống để thai nhi phát triển tốt và phòng tránh những rủi ro.

Bạn đang đọc: Ngộ độc thức ăn khi mang thai: tác hại khó lường

  • Những thực phẩm có thể khiến thai nhi mang họa

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra do mẹ bầu ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh. Các triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sau bữa ăn khoảng 30 phút hoặc lâu hơn từ 2 đến 3 giờ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau 1 ngày.

Ngộ độc thức ăn khi mang thai: tác hại khó lường

Ngộ độc thực phẩm gây ra tiêu chảy và đau đầu.

Nhận biết ngộ độc thực phẩm

Biểu hiện đầu tiên của ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất là bị tiêu chảy hay đau bụng và đi ngoài ra phân lỏng. Triệu chứng này gọi là tiêu chảy lỏng hàng loạt.

Ngoài ra, các triệu chứng khác không thể tránh khỏi khi bị ngộ độc thức ăn là nôn, đau bụng, sốt hoặc lạnh người, đau đầu… Một số triệu chứng nặng hơn như nhức mỏi toàn thân, mê sảng, co giật….

Ảnh hưởng của ngộ độc thực phẩm đối với mẹ bầu và thai nhi

Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng, mệt mỏi và mất sức. Chưa kể, sự suy yếu về sức khỏe có thể khiến mẹ bầu rơi vào trầm cảm, bi quan…

Với thai nhi, ngộ độc thực phẩm gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Tùy vào độc tính của thực phẩm gây ra cho cơ thể và tùy thuộc vào tuổi thai mà mức độ đe dọa đến sức khỏe thai nhi cũng khác nhau. Đó có thể là dọa sẩy thai, hay thai chết lưu. Thường trong ba tháng giữa và ba tháng cuối, nếu mẹ bầu bị ngộ độc thức ăn, thai nhi có thể chậm phát triển, sinh non hay tệ nhất là chết lưu.

Xử lý nhanh khi ngộ độc thực phẩm

Theo đó, khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở cơ thể cho thấy mẹ bầu đã bị ngộ độc thực phẩm ngay lập tức mẹ bầu nên tìm cách nôn ói hết lượng thực phẩm gây ngộ độc đã ăn vào. Điều này ngăn cản sự hấp thụ chất độc vào ruột và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để thực hiện được việc này, mẹ bầu nên đưa ngón tay vào cổ họng để kích thích nôn ói.

Sau khi nôn ói bước đầu, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bác sĩ để được can thiệp kịp thời. Theo đó, nếu mức độ nhẹ mẹ có thể được bác sĩ cho dùng oresol hay viên hydrid để pha nước uống nhằm bù dung dịch cho cơ thể. Nếu nặng mẹ có thể cần dùng thuốc kháng sinh như: cefotaxim, ceftriaxon, amoxicilin, cifixim, erythromycin; thuốc chống co thắt như spasmaverin, spasless, NO-SPA, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, truyền thuốc qua đường tĩnh mạch.

Tìm hiểu thêm: Bí quyết làm đẹp cho mẹ bầu ngày Tết không ảnh hưởng đến thai nhi

Ngộ độc thức ăn khi mang thai: tác hại khó lường

Rửa sạch rau củ ăn sống là cách để phòng chống bị ngộ độc thức ăn.

Ngoài ra, các y bác sĩ có thể giải độc cho mẹ bầu bằng phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt tính hay trung hòa chất độc trong cơ thể bằng chất thích hợp hay giải độc bằng cách đặc hiệu theo nguyên nhân gây ra ngộ độc.

Trong trường hợp thai nhi bị tác động đáng kể và có các dấu hiệu như dọa sẩy thai hay dọa sinh non mẹ bầu sẽ được chăm sóc thai riêng biệt và cẩn thận. Các bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm gò như salbutamol, spasfon… để bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Cách phòng tránh

Tốt nhất, mẹ bầu nên phòng tránh nghiêm ngặt ngộ độc thực phẩm ngay từ khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm.

– Luôn rửa sạch sẽ trái cây và các loại rau ăn sống, nên rửa và ngâm nước muối kỹ càng.

– Nên ăn thức ăn đã nấu chín kỹ, đặc biệt là các thực phẩm như thịt, cá. Kể cả nước mẹ bầu cũng nên đun thật sôi sau đó để nguội uống.

– Nên tránh ăn các thức ăn như gỏi sống hay mem chua.

– Ngoài ra không nên ăn thức ăn đã để qua đêm hay có mùi chua, ôi thiêu…

– Khi chọn lựa thực phẩm mẹ nên chọn hàng tươi ngon và có xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.

– Cuối cùng khi tiếp xúc với các vật nuôi như động vật và gia cầm thì nên rửa sạch tay vì đây là những động vật có khả năng lây nhiễm cao các loại vi khuẩn, vi rút. Có năm loại vi khuẩn hay vi rút phổ biến gây ra ngộ độc thực phẩm là: E.coli, salmonella, campylobacter, listeria và nấm mốc.

Ngộ độc thức ăn khi mang thai: tác hại khó lường

>>>>>Xem thêm: Những bài tập thể dục nhẹ giúp mẹ bầu giảm đau lưng

Mẹ bầu nên ăn chín uống sôi, chế biến kỹ thức ăn để không bị ngộ độc.

+ Escherichia coli hay E.coli là một loại vi khuẩn ký sinh trong đường ruột động vật máu nóng và chúng có vai trò trong việc tiêu hóa thức ăn. Vi khuẩn này có thể có trong mạch nước ngầm bị ô nhiễm do phân. Chúng thường vô hại nhưng có thể gây ngộ độc bởi một số độc tính nhất định, đặc biệt là có trong rau hay thịt chưa nấu chín kỹ hoặc trong nước uống đã bị nhiễm khuẩn. Chúng thường gây viêm ruột và nhiễm trùng tiểu, với mẹ bầu có thể gây ra sẩy thai.

+ Salmonella cũng được tìm thấy trong các thực phẩm sống như trứng, thịt, nước bị ô nhiễm và phô mai. Vi khuẩn này có thể lây lan từ người sang người, gây ra viêm dạ dày ruột và một số bệnh khác. Do đó, để phòng được salmonella cách tốt nhất là ăn chín kỹ và uống sôi.

+ Vi khuẩn campylobacter jejuni (campylobacter) xuất hiện trong thực phẩm hay nước uống đã bị ô nhiễm. Nó là một trong những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm nhiều nhất. Các triệu chứng khi bị campylobacter tấn công đều là tiêu chảy, sốt và chuột rút. Thường xuyên rửa tay và làm sạch thực phẩm là cách giúp ngăn ngừa cơ thể bị nhiễm loại khuẩn này.

+ Listeriosis là loại vi khuẩn có tìm thấy trong đất và nước, chúng bám trên rau, thịt và có cả trong các sản phẩm từ sữa như pho mát, ngoài ra cũng có trong thịt nguội. Mặc dù ít gây biến chứng ở người khỏe mạnh, nhưng nếu mẹ bầu bị nhiễm phải thì có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng.

+ Nấm mốc dễ phát sinh trong môi trường ẩm ướt và có nhiều nước như các loại thực phẩm. Khi thực phẩm bị hư hỏng biến chất thì nó sinh ra các loại nấm và chúng gây ra chất độc. Aflatoxin do nấm aspergillus flavus và aspergillus parasiticussinh ra trong các loại hạt ngũ cốc như ngô, đậu và lạc, khô lạc, tương… chúng có thể gây ung thư gan, ngộ độc thực phẩm.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Lợi bất cập hại khi mẹ bầu dùng hoa quả không đúng cách
  • 5 điều mẹ bầu cần lưu ý khi uống sữa đậu nành
  • Nước uống đóng chai và những nguy cơ sức khỏe đối với mẹ bầu
  • 16 loại thực phẩm gây tranh cãi dân gian khi dùng cho mẹ bầu
  • Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn gan động vật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *