Khám phá 3 cột mốc vàng trong quá trình phát triển não bộ thai nhi

Rate this post

Thật ngạc nhiên khi thai nhi hình thành 25.000 tế bào thần kinh mỗi phút ngay trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Từ đây về sau não bộ sẽ còn đạt được những bước phát triển thần kỳ hơn thế.

Bạn đang đọc: Khám phá 3 cột mốc vàng trong quá trình phát triển não bộ thai nhi

Hiểu về những cột mốc phát triển quan trọng của não bộ của thai nhi sẽ giúp mẹ có được định hướng đúng đắn cho những can thiệp hỗ trợ của mình trong chế độ dinh dưỡng và trong các hoạt động bổ trợ khác như nghe nhạc, đọc truyện… cho em bé trong bụng nghe.

Sau đây là các mốc phát triển não bộ quan trọng mẹ cần nắm:

Mốc đầu tiên: thai nhi 8 tuần tuổi

Khám phá 3 cột mốc vàng trong quá trình phát triển não bộ thai nhi

Sự phát triển não bộ thai nhi qua 3 tam cá nguyệt

Theo các nhà khoa học, sự hình thành tủy sống và não bộ của thai nhi đã bắt đầu từ tuần thứ 3, thứ 4 khi xuất hiện những cảm ứng thuộc ống thần kinh.

Đến khi thai nhi được 8 tuần tuổi, các tế bào thần kinh đã bắt đầu được phân nhánh và tạo nên sự liên kết với nhau để hình thành nên những rãnh đầu tiên trên vỏ não. Đây là lúc não bộ thai nhi đã bắt đầu phát triển, bé có thể cảm nhận được những bước sóng âm, các xung truyền cảm xúc từ người mẹ cũng sẽ khiến trẻ bị kích thích, kể cả nhịp tim của mẹ cũng tác động đến bé. Chính vì vậy, đây là lúc mẹ cần lấy lại tinh thần vui tươi để sẵn sàng thủ thỉ, kể chuyện, nghe nhạc,… cùng bé. Điều này sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành nhận thức và hỗ trợ não bộ bé phát triển tốt hơn.

Mốc thứ 2: thai nhi được 20 tuần tuổi

Khám phá 3 cột mốc vàng trong quá trình phát triển não bộ thai nhi

Mẹ đừng bao giờ quên trò chuyện và để thai nhi thư giãn với một vài bản nhạc cổ điển du dương.

Đây chính là thời kỳ đỉnh cao của sự phát triển các giác quan và cũng là thời kỳ tăng tốc của kích thước và thể tích não bộ.

Lúc này sự phát triển của các tế bào thần kinh đã cho phép tất cả các giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác và khướu giác hoạt động một cách chuyên biệt.

So với thời điểm 14 tuần tuổi, lúc này chiều dài vòng đầu của bé đã tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần. Kể từ mốc tăng trưởng này cho đến cuối thai kỳ, não bộ thai nhi sẽ tiếp tục tăng thêm về kích thước và khối lượng não bộ gấp 6 lần.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển này, cơ thể của bé cần huy động đến khoảng 70% năng lượng thu nạp vào. Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng bổ sung cân bằng, hợp lý và khoa học trong thời kỳ này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ có thể bổ sung thêm nhiều rau có màu xanh thẫm như rau chân vịt, cải xoăn,…; các loại củ, quả, đậu giàu axit folic; các loại cá giàu omega 3, các loại hải sản giàu các khoáng tố dinh dưỡng; sữa và trứng…

Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng bao giờ quên trò chuyện và để thai nhi thư giãn với một vài bản nhạc cổ điển du dương.

Mốc thứ 3: thai nhi sắp cán đích

Tìm hiểu thêm: Sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi và những ngạc nhiên lớn dành cho mẹ

Khám phá 3 cột mốc vàng trong quá trình phát triển não bộ thai nhi

Toàn bộ quá trình phát triển não bộ của thai nhi.

Sự phát triển vượt trội nhất của não bộ thai nhi là vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi bé đã được 28 tuần tuổi, các nếp gấp sẽ bắt đầu xuất hiện và dần cuộn thành nếp. Các rãnh sâu trên vỏ não cũng đã xuất hiện nhiều hơn.

Khi trẻ chào đời, mỗi một bé sẽ có đủ 100 tỷ tế bào thần kinh với sự kết nối vô cùng chặt chẽ, giúp não bộ ghi nhớ, xử lý và tổng hợp các thông tin một cách nhanh chóng nhất.

Khám phá 3 cột mốc vàng trong quá trình phát triển não bộ thai nhi

>>>>>Xem thêm: Mệt mỏi khi mang thai – mẹ nên làm gì để khỏe khoắn hơn?

Khi được 2 tuổi, não bé sẽ bằng 80% trọng lượng não của người trưởng thành.

Khi trẻ đã đủ 2 tuổi, não bộ của bé có thể đạt được đến 80% trọng lượng não của người trưởng thành.

Đến khi trẻ được 6 tuổi, sự phát triển của não đã hoàn thiện đến 100%.

Cũng theo các chuyên gia, vai trò của các loại axít béo như DHA và ARA trong quá trình hình thành não bộ thai nhi có thể quyết định đến mức phát triển tốt nhất đối với khả năng liên kết của các nơron thần kinh. Chính vì thế, các tổ chức WHO và FAO khuyến cáo các bà mẹ mang thai nên bổ sung 200mg DHA mỗi ngày. Riêng với các trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, mỗi ngày cần khoảng 17mg DHA/ 100kcal và 34mg ARA/ 100kcal.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc bé yêu ngay trong thời kỳ bào thai và trong suốt 6 năm đầu đời nhé! Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe!

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *