Việc sinh nở hiện nay dù đã được y học can thiệp khá nhiều để hạn chế nguy hiểm, tuy vậy các nguy cơ vẫn có thể xảy ra. Và các dụng cụ trợ sinh là một trong những biện pháp can thiệp được sử dụng để giúp mẹ bầu vượt cạn an toàn khi mức độ khó khăn của cuộc chuyển dạ và sinh nở chưa đến mức phải tiến hành phẫu thuật.
Bạn đang đọc: Tác động của dụng cụ trợ sinh đối với mẹ và bé trong sinh thường
Một số các dụng cụ trợ sinh nhưdụng cụ húthay kẹp thường dùng để giúp mẹ bầu sinh thường sinh nở dễ dàng. Tuy nhiên chúng cũng là nguyên nhân có thể gây ra các vấn đề ở trẻ như tổn thương hộp sọ, cổ, xuất huyết não… nếu có bất cứ sự sơ suất nào của bác sĩ trong quá trình sinh.
Để hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như “tác hại” của các dụng cụ trợ sinh mẹ bầu nên tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Thế nào là dụng cụ trợ sinh?
Dụng cụ trợ sinh là những dụng cụ tác động lực vào em bé để kéo em bé ra ngoài, giảm bớt đau đớn cho mẹ và giúp cho việc sinh nở diễn ra nhanh hơn.
Kẹp để đưa bé ra ngoài nhanh hơn.
Hai loại dụng cụ trợ sinh phổ biếnlà ống mút và kẹp.
Những điều cần biết về việc sử dụng các dụng cụ trợ sinh
Bạn không cần phải gây mê khi dùng dụng cụ trợ sinh trong khi sinh thường. Tuy nhiên sẽ có một số thao tác nhất định để y bác sĩ có thể can thiệp được dễ dàng.
Nếu mẹ bầu vẫn chưa vỡ ối thì đầu tiên bác sĩ sẽ chọc vỡ hối sau đó rút cạn nước tiểu bởi một ống thông bàng quang. Lúc này mẹ bầu có thể cảm thấy kích thích ở vùng âm hộ nếu chưa gây tê màng cứng. Sau đó, bác sĩ sẽ gây tê toàn bộ bộ phận sinh dục bằng cách tiêm thuốc vào thành âm đạo. Đồng thời, bác sĩ cũng rạch tầng sinh môn để tạo không gian cho dụng cụ trợ sinh có thể đưa vào và lôi em bé ra.
Khi em bé được lôi ra, bác sĩ dùng tay đỡ nhẹ nhàng và khéo léo để giữ cho bé được an toàn.
Thao tác trợ sinh với dụng cụ mút
Hình dạng của dụng cụ mút gồm một đầu như chiếc cốc nhỏ hình tròn được nối dài bằng một ống hút. Đầu này linh hoạt và mút đầu em bé hướng ra ngoài. Một đầu còn lại của dụng cụ được nối với bơm hút điện hay bơm hút hoạt động theo cơ chế chân không để giữ đầu em bé được giữ chặt lại chiếc mút.
Mút đưa em bé ra ngoài.
Trong lúc bác sĩ sử dụng dụng cụ mút để hỗ trợ mẹ bầu sinh thì mẹ bầu cũng cần hít và thở đúng cách để phối hợp đưa em bé ra ngoài nhanh chóng.
Thường các em bé được sinh ra bằng cách hút sẽ xuất hiện một vết bầm trên đỉnh đầu khá lớn. Và chúng sẽ biến mất trong vài tuần sau đó.
Ngược lại, nếu bé không xuất hiện vết bầm khi dùng dụng cụ mút can thiệp sinh thì bé có nguy cơ bị bệnh vàng da. Nguyên nhân do các tế bào máu đỏ ở phần tương tác giữa da đầu và dụng cụ mút bị tác động vỡ ra và giải phóng bilirubin, một thành phần khiến gây ra bệnh vàng da cho trẻ.
Một trường hợp khác là trẻ có thể bị chảy máu võng mạc do áp lực từ dụng cụ hút. Thế nhưng tình trạng này không quá nguy hiểm và mẹ bầu đừng lo lắng nhé.
Trường hợp hiếm hoi là trẻ bị tổn thương hộp sọ nếu ống hút được đặt trên vị trí là phần thóp mềm của trẻ.
Riêng đối với mẹ bầu thì dụng cụ mút có thể gây tổn hại cho cơ thể như làm rách âm đạo, rách tầng sinh môn và cơ vòng hậu môn.
Thao tác trợ sinh với dụng cụ kẹp
Dụng cụ kẹp trợ sinh có hình thìa. Chúng được đặt vào âm đạo của mẹ bầu để gắp lôi trẻ ra bằng cách kẹp vào hai bên đầu của bé. Thao tác này kết hợp lúc mẹ bầu rặn đẻ để nhẹ nhàng kéo bé ra ngoài.
Khi sử dụng dụng cụ kẹp sẽ để lại các vết bầm tím ở cổ của bé sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xấu hơn khác bé có thể bị xước da, mụn rộp hay tổn thương dây thần kinh mặt.
Với mẹ bầu thì dụng cụ trợ sinh là kẹp dễ gây ra các tổn thương như rách cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn và cơ thắt hậu môn hơn.
Tìm hiểu thêm: Giật mình với 5 mối họa thai nhi phải “gánh” nếu mẹ bầu dùng mỹ phẩm
Dụng cụ trợ sinh kẹp.
Chăm sóc và phục hồi sau khi dùng dụng cụ trợ sinh
Khi sử dụng dụng cụ trợ sinh chắc chắn mẹ bầu sẽ bị tổn thương ở vùng kín. Thường mẹ sau sinh sẽ rất đau và cần một thời gian dài để dưỡng thương. Sẽ mất một vài tuần đến một tháng để những vết thương này lành lặn hoàn toàn.
Tuy nhiên trong thời gian trước khi hồi phục mẹ bầu có thể phải đối mặt với việc khó kiểm soát nước tiểu, phân và bị đầy hơi khó tiêu do các mô khu vực tầng sinh môn bị rách, không đảm bảo được chức năng của chúng. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng vùng kín và hậu môn cũng tăng lên.
>>>>>Xem thêm: Cách tính ngày dự sinh theo kỳ kinh cuối để biết chính xác ngày bé chào đời
Bé có thể bị bầm tím phần chóp đầu nhưng sẽ mất đi sau vài tuần.
Do đó, trong quá trình chăm sóc vết thương sau sinh, nếu mẹ thấy có bất kỳ dấu hiệu nào như chảy máu hay vết thương lâu lành so với những chẩn khám của bác sĩ thì tốt nhất mẹ nên tái khám để có thể can thiệp kịp thời nếu xuất hiện biến chứng.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)