U nang buồng trứng là một bệnh nguy hiểm ở phụ nữ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể chuyển biến thành cấp tính như xoắn nang, vỡ năng… Bệnh có thể để lại các di chứng như hiếm muộn, sẩy thai hay đẻ non.
Bạn đang đọc: Làm gì khi mẹ bầu bị u nang buồng trứng trong thai kỳ?
Thường u nang buồng trứng xuất hiện là do chị em phụ nữ lạm dụng thuốc, làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài hay béo phì. Vì vậy cách tốt nhất để phòng chống bệnh này là nên ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ.
Với mẹ bầu thì việc xử lý u buồng trứng trong thai kỳ khá khó khăn. Do đó, để phòng bệnh, trước khi quyết định mang thai mẹ nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám phụ khoa và siêu âm vùng chậu để đảm bảo cơ thể đã sẵn sàng cho việc làm mẹ.
Khi phát hiện u buồng trứng trong thai kỳ, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ về kết quả xét nghiệm để có hướng điều trị thích hợp.
Nếu phát hiện u buồng trứng trong ba tháng đầu, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm như huyết thanh, siêu âm để xác định khối u là lành hay ác tính. Thường các bác sĩ sẽ không tiến hành phẫu thuật khối u trong ba tháng đầu nếu u lành tính vì phẫu thuật trong thời kỳ này mang đến nguy cơ sẩy thai rất lớn. Tuy nhiên, nếu u là ác tính, bắt buộc mẹ bầu phải phẫu thuật ngay để bảo đảm tính mạng, có thể phải bỏ thai.
Thời điểm mẹ bầu có thể phẫu thuật cắt bỏ u là ba tháng giữa thai kỳ bởi thời điểm này vai trò của buồng trứng đối với thai nhi đã kết thúc. Việc nuôi dưỡng thai nhi lúc này đã được chuyển sang nhau thai. Đồng thời đây cũng là thời điểm các cơn gò tử cung chưa xuất hiện nên việc thực hiện phẫu thuật sẽ an toàn hơn rất nhiều.
Tuy vậy, phẫu thuật u buồng trứng cũng cần cẩn thận vì những biến chứng của nó. Việc tiến hành phẫu thuật nên làm sớm nhất có thể để tránh những biến chứng ác tính của u hay biến chứng thành ung thư.
Tìm hiểu thêm: Top các vấn đề sức khỏe bà bầu 3 tháng cuối nên chú ý đề phòng
>>>>>Xem thêm: Bà bầu mặc đẹp mùa đông nhờ bí quyết chọn đồ và cách mặc
Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ và tránh lạm dụng thuốc là cách mẹ bầu hạn chế u nang buồng trứng.
Sau phẫu thuật, nếu chỉ là u lành tính, mẹ bầu sẽ tiếp tục dưỡng thai như bình thường. Tuy nhiên, nếu kết quả là ung thư buồng trứng thì lúc này buộc phải bỏ thai nhi để tiến hành hóa trị và xạ trị để có thể cứu mẹ. Lúc này, buồng trứng cũng được cắt bỏ để tiện cho việc điều trị. Tuy nhiên việc có chấp nhận điều trị hay không vẫn cần có những xem xét cụ thể giữa bác sĩ và gia đình.
Nếu u lành được phát hiện vào ba tháng cuối thai kỳ thì sẽ chờ chuyển dạ tự nhiên hoặc mổ lấy thai nếu u gây ra cản trở. Nếu u phát hiện là ác tính, lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lấy thai sớm nhất có thể và tiến hành điều trị cho mẹ.
Nếu u được phát hiện sau khi sinh, lúc này nên tiến hành phẫu thuật ngay vì u buồng trứng dễ gây biến chứng trong thời kỳ hậu sản.
Các khối u sau khi được cắt bỏ khỏi cơ thể cần được xét nghiệm kỹ lưỡng để xác định bịnh lý của chúng là u lành tính, ác tính hay có vấn đề nào khác. Căn cứ trên kết quả này bác sĩ mới có những phương hướng điều trị thích hợp nhất.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)