Thai nhi có thể bị chậm phát triển nếu siêu âm quá nhiều

Rate this post

Trong một số công trình nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng siêu âm không ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nhưng với sự gia tăng của các trường hợp dị tật bẩm sinh trong những năm gần đây không ai dám khẳng định chắc chắn rằng siêu âm hoàn toàn vô hại đối với thai nhi.

Bạn đang đọc: Thai nhi có thể bị chậm phát triển nếu siêu âm quá nhiều

Lợi ích của việc siêu âm thai

Thai nhi có thể bị chậm phát triển nếu siêu âm quá nhiều

Siêu âm được sử dụng để theo dõi sự phát triển của thai nhi suốt 9 tháng nằm trong bụng mẹ.

Hiện nay, siêu âm được sử dụng để theo dõi sự phát triển của thai nhi suốt 9 tháng nằm trong bụng mẹ. Thông qua những hình ảnh được phát trên màn hình, người mẹ có thể dễ dàng nhìn ngắm gương mặt và quan sát những cử động của con yêu. Ngoài ra, siêu âm còn là cách để các bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi cũng như phát hiện các dị tật bẩm sinh nếu có.

Tuy nhiên, việc quá lạm dụng siêu âm lại có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Ảnh hưởng của việc lạm dụng siêu âm thai

Theo các chuyên gia về sản phụ khoa, siêu âm không những đòi buộc các khoản chi tiêu tốn kém mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Một số nghiên cứu về mối tương quan giữa sóng siêu âm và tình trạng phát triển của thai nhi đã chỉ ra rằng đứa trẻ được siêu âm bừa bãi và quá nhiều trong thời kỳ bào thai có khả năng chịu ảnh hưởng về sau từ loại sóng này chẳng hạn như trẻ nghe kém hoặc có trọng lượng nhẹ hơn những trẻ được siêu âm đúng số lần cho phép.

Tìm hiểu thêm: 14 chiêu hay giúp bà bầu vượt qua cơn ốm nghén nhẹ nhàng nhất

Thai nhi có thể bị chậm phát triển nếu siêu âm quá nhiều

Trẻ nghe kém hoặc có trọng lượng nhẹ hơn nếu mẹ lạm dụng siêu âm.

Ngoài ra, trước hiện trạng gia tăng trẻ dị tật bẩm sinh trong những năm gần đây, các chuyên gia cũng bắt đầu lo ngại về những nguy cơ mầm mống như di truyền, môi trường và cả sự lạm dụng siêu âm nhất là vào thời điểm dưới 8 tuần tuổi, khi mà các tế bào và tổ chức đang trong giai đoạn hình thành ban đầu.

Số lần siêu âm cần thiết trong thai kỳ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có 2 mốc thời gian vô cùng quan trọng và mang tính bắt buộc về việc siêu âm thai đó là khi thai nhi được 12 và 22 tuần tuổi.

Ở tuần tuổi thứ 12, tuổi và số lượng thai nhi sẽ được xác định chính xác nhất. Điều đặc biệt quan trọng ở thời điểm này chính là việc tầm soát dị tật bẩm sinh liên quan đến các bất thường nhiễm sắc thể như Down, tim và chi dị dạng, thoát vị cơ hoành…

Thai nhi có thể bị chậm phát triển nếu siêu âm quá nhiều

>>>>>Xem thêm: Chọn tai nghe cho bà bầu loại nào tốt, không ảnh hưởng thính lực của bé?

Khi thai nhi được 12 và 22 tuần tuổi, mẹ nên siêu âm để tầm soát dị tật thai nhi.

Ở thời điểm 22 tuần tuổi, các bác sĩ sẽ thông qua hình ảnh siêu âm để phát hiện những bất thường ở các cơ quan, bộ phận đã thành hình. Nếu có bất kỳ bất thường nào trong sự phát triển của tim, phổi, thận, não, hộp sọ, cột sống, tay, chân… đều sẽ được các bác sĩ phát hiện. Ngoài ra, những bất thường về hình thái thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch… cũng sẽ dễ dàng nhận ra ở thời điểm này thông qua hình ảnh siêu âm.

Ngoài 2 thời điểm quan trọng kể trên ra, các bác sĩ đã liệt kê mốc thời điểm 32 tuần trong lịch trình siêu âm của các thai phụ. Ở mốc thời điểm này, các bất thường ở tim mạch và các khiếm khuyết vùng não nếu có sẽ dễ dàng được phát hiện.

Cần phải nói thêm rằng 32 tuần tuổi cũng là thời điểm để phát hiện ra những bất thường về dây rốn, vị trí nhau thai và tình trạng nước ối để sẵn sàng cho giai đoạn chuyển dạ sắp đến.

Như vậy, cho đến khi có kết luận chính xác và đồng bộ của các nhà khoa học về tác hại hay không tác hại của sóng siêu âm đối với thai nhi, việc các mẹ có thể làm cho bé yêu của mình vẫn là “cai nghiện” siêu âm.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *