Chè khúc bạch có vị thanh ngọt dễ chịu, ăn cùng với đá bào, rất thích hợp cho những ngày nắng nóng vì cảm giác ngọt mát mà nó đem lại. Thế nhưng với mẹ bầu đây lại là món ăn không được khuyến khích vì có những tác động xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé.
Bạn đang đọc: Những lý do mẹ bầu không nên ăn chè khúc bạch
Những tác động tiêu cực của chè khúc bạch đối với mẹ bầu
Chè khúc bạch không tốt cho sức khỏe mẹ bầu do thành phần của nó, đó là: đường, sữa, trái cây, hạnh nhân….
Chè khúc bạch có vị thanh mát, nhưng mẹ bầu không nên ăn nhiều.
Trong đó các loại trái cây phổ biến để nấu chè là nhãn, vải, chôm chôm, hạt sen…. Nhãn, vải, chôm chôm là những loại quả có tính nhiệt, nếu mẹ bầu ăn nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Ngoài ra, những loại quả này cũng gây mụn nhọt, mẩn ngứa nếu mẹ bầu ăn nhiều. Hơn nữa, nhãn, vải, chôm chôm cũng không tốt cho người bị cao huyết áp, trong khi huyết áp của mẹ bầu thường có xu hướng cao hơn bình thường.
Một điểm nữa là chè khúc bạch thường được nấu với nhiều đường và sữa. Lượng đường này có thể khiến mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ, béo phì nếu ăn thường xuyên với lượng nhiều. Vì vậy, những mẹ có nguy cơ bị tiểu đường tuyệt đối không nên ăn món ăn vặt ngon miệng này.
Cuối cùng, thành phần galetin luôn có mặt trong chè khúc bạch, là nguyên liệu ít bảo đảm an toàn nhất. Thường galetin được chế biến từ collagen lấy từ da lợn và xương gia súc có tác dụng làm đông trong thực phẩm. Thế nhưng nguyên liệu này cũng được chế biến lậu từ da phế thải để gia tăng lợi nhuận, đặc biệt là mặt hàng từ Trung Quốc, mẹ bầu sẽ rất khó phân biệt khi ăn chè ở các hàng quán.
Chế biến chè khúc bạch an toàn cho mẹ bầu tại nhà
Tìm hiểu thêm: Mẹ bổ sung DHA đúng cách, thai nhi phát triển toàn diện trí não và thể chất
Mẹ bầu có thể thay nhãn, vải thành các loại trái cây khác tốt cho sức khỏe như dâu tây khi chế biến món chè này.
Nếu mẹ bầu vẫn không dằn lòng được trước món chè này thì nên hạn chế, ăn 2 lần/tuần là tối đa. Ngoài ra, mẹ có thể tự nấu để ăn, tránh ăn ngoài không đảm bảo an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi chế biến chè để dùng mẹ nên chủ động thay nhãn, vải, chôm chôm… thành những loại trái cây khác có lợi cho sức khỏe thai kỳ hơn.
Đồng thời, mẹ cũng nên gia giảm lượng đường sữa cho phù hợp, tốt nhất nên nhạt một chút để không gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Hướng dẫn nấu chè khúc bạch an toàn cho mẹ bầu
Chuẩn bị nguyên liệu
- 100 ml sữa tươi không đường
- kem tươi 100ml
- bột galetin 5g
- hạnh nhân cắt lát 0,5g
- nửa kg dâu tây (hoặc một loại trái cây ưa thích của mẹ)
- 20g đường trắng
- 20g đường phèn và nước ấm.
Cách nấu:
– Hòa tan gelatin với 20ml nước ấm. Kem tươi, sữa tươi và đường hòa chung với nhau, đun nóng cho gelatin vào khuấy tan hoàn toàn, thêm vani cho dậy mùi thơm rồi bắc xuống. Nếu muốn tạo hương vị riêng cho chè chỉ việc khuấy bột (ví dụ trà xanh) rồi đổ vào hỗn hợp này là được.
– Đổ hỗn hợp ra bát, cho đông trong tủ lạnh, để chống dính nên lót một tấm màng bọc thực phẩm dưới đồ đựng.
– Hoa quả rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nước đường phèn đun sôi nhẹ, tắt bếp ngay không để hoa quả bị chín.
– Rang vàng hạnh nhân, cắt lát mỏng.
– Cuối cùng lấy khúc bạch đã đông cắt nhỏ theo cỡ tùy thích, cho hoa quả đường phèn vào, rắc hạnh nhân lên trên và thưởng thức với đá bào.
Lưu ý khác
>>>>>Xem thêm: Sinh con thứ 3 có được hưởng bhxh hay không các mẹ đã biết chưa?
Các món chè đậu tốt cho mẹ bầu, tuy nhiên nên nấu với ít đường.
Với một số các loại chè khác mẹ bầu cũng nên tự nấu để dùng nhằm có độ ngọt vừa phải.
Riêng món chè trái cây khi chế biến mẹ bầu nên tránh các thành phần trái cây nóng, nhiệt để hạn chế tổn hại sức khỏe.
Các món chè đậu được nấu nhạt vừa phải sẽ là món ăn tốt cho mẹ bầu trong thai kỳ.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)