Mổ lấy thai chủ động: Những điều mẹ cần cân nhắc

Rate this post

Mổ lấy thai là trường hợp buộc phải tiến hành khi thai phụ có biến chứng sản khoa hoặc gặp phải vấn đề nào đó trong quá trình chuyển dạ nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ hoặc cả hai.

Bạn đang đọc: Mổ lấy thai chủ động: Những điều mẹ cần cân nhắc

Bên cạnh đó, cũng có một số mẹ bầu lại quyết định mổ lấy thai một cách chủ động để chọn được ngày giờ ra đời ưng ý cho con. Theo đó, nếu sức khỏe mẹ vẫn bình thường và mẹ thực sự có ý định mổ lấy thai chủ động, hãy tìm hiểu kỹ những thông tin sau trước khi có quyết định cuối cùng nhé!

Mổ lấy thai chủ động: Những điều mẹ cần cân nhắc

Trong một số trường hợp nhất định mẹ bầu mới nên quyết định mổ lấy thai.

1. Những trường hợp cần phải mổ lấy thai

Các trường hợp mẹ bầu phải mổ lấy thai là:

– Mẹ bị tiền sản giật nặng, hoặc mắc các bệnh nặng nên không thể tiếp tục thai kỳ.

– Trong các trường hợp tử cung có sẹo mổ cũ do mổ lấy thai trước đó hay từng phẫu thuật bóc u xơ tử cung, mổ tử cung tạo thành…

– Thai nhi gặp phải các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe cần phải có sự can thiệp để chào đời như thai nhi suy dinh dưỡng hay quá to (> 4kg hoặc lớn hơn 3,5kg nếu là con đầu lòng) thì cần phải mổ lấy thai. Trường hợp suy thai mãn tính trong tử cung cũng cần tiến hành phẫu thuật.

Một số nguyên nhân khác thuộc về phần phụ của thai như rau thai tiền đạo trung tâm hay rau tiền đạo chảy máu nhiều lần hoặc xơ hóa nặng. Ngoài ra, hết nước ối (mức ối

– Một số lý do khác như thai chết lưu trước khi chuyển dạ thì cần được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ.

Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu thai không phát triển mẹ bầu nên biết để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Mổ lấy thai chủ động: Những điều mẹ cần cân nhắc

Chỉ nên mổ lấy thai khi mẹ hoặc thai nhi gặp các vấn đề về sức khỏe

2. Những rắc rối, khó khăn có thể xảy ra khi mổ lấy thai chủ động

Mổ lấy thai chủ động – nghĩa là mổ lấy thai lúc chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bé và sản phụ có thể gặp các rủi ro sau :

Đối với trẻ:Bé bị suy hô hấp cấp tính sơ sinh, chiếm tỉ lệ khoảng 0,41% – 0,48%. Nguyên nhân là do các nội tiết tố sản xuất và phóng thích surfactant trong cơ thể gây ra bệnh màng trong, có lượng dịch trong phổi cao do không tái hấp thu dịch phổi qua hệ bạch huyết phổi.

Đối với mẹ:Mẹ có thể bị mất nhiều máu sau mổ do tử cung hồi phục kém. Nguyên nhân là do cơ thể chưa tiết oxytocin nội sinh và các cơ tử cung chưa được kích hoạt hồi phục thông qua cơ chế sinh thường.

Ngoài ra, khi sản phụ tiến hành mổ lấy thai thường đoạn eo tử cung chưa dãn mỏng đến độ tự nhiên cần thiết, chưa kể ngôi thai còn cao, và vì vậy các biến cố như mẹ bị chảy máu nhiều, rách eo tử cung hoặc bị rách xuống cổ tử cung; bé có thể bị ngạt sơ sinh do lấy thai khó khăn hoặc phải chịu những sang chấn rất dễ gặp phải khi phẫu thuật.

Các vấn đề khác:Chưa kể, nếu mẹ phải mổ vào thời điểm ngoài giờ hành chính thì có thể lực lượng bác sĩ, nhân viên hỗ trợ sẽ không đủ để đáp ứng được với các biến cố xảy ra khi mổ.

Một số chia sẻ nếu mẹ mổ lấy thai chủ động

Mổ lấy thai chủ động: Những điều mẹ cần cân nhắc

>>>>>Xem thêm: Tiêm phòng cho bà bầu có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của thai nhi?

Sinh tự nhiên vẫn tốt nhất cho mẹ và bé.

Việc mang thai và sinh con năm trong quy luật tự nhiên của cuộc sống. Do đó, chỉ nên tiến hành can thiệp vào quá trình này trong những trường hợp cần kíp và bất khả kháng để bảo vệ tính mạng cho mẹ và bé. Mọi sự can thiệp tùy hứng và chủ quan vào quá trình sinh nở có thể đưa đến những hậu quả không đáng có.

Một số gia đình vì muốn sinh con vào giờ đẹp ngày đẹp đã can thiệp vào nhịp tự nhiên này khiến cho bé sau sinh bị suy hô hấp nặng, ốm yếu hay có thể bị tử vong.

Do đó, các mẹ khi mang thai hãy tìm hiểu kỹ càng về mổ lấy thai theo giờ và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc này, mẹ không nên vì ý kiến của người bên cạnh mà hồ đồ quyết định.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *