Nếu mẹ bầu có cách ăn uống không hợp lý, không những ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Bạn đang đọc: 11 cách ăn uống của mẹ bầu khiến thai nhi chậm phát triển
- 3 nguyên tắc ăn uống an toàn, khoa học mẹ bầu nên tuân thủ
1. Ăn quá nhiều chất béo
Với một số bệnh như: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… dù không trực tiếp bị gây ra bởi chất béo nhưng chất béo là một tác động khiến cơ thể mắc các chứng bệnh này vì chúng kích thích tổng hợp prolactin là nguyên nhân trực tiếp gây nên các chứng ung thư trên.
Bệnh ung thư được hình thành do ăn chất béo thường xuyên trong một thời gian dài.
Theo nhiều nhà khoa học, ung thư các cơ quan có liên quan đến đường sinh sản này có tính chất di truyền từ mẹ sang con. Do đó, mẹ tránh ăn nhiều chất béo trong thai kỳ cũng là một cách để phòng bệnh cho cả mẹ lẫn con.
2. Cung cấp thiếu hoặc thừa protein
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng cần được cung cấp đủ trong thai kỳ, không chỉ đảm bảo cho cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn giúp cho thai nhi phát triển hoàn thiện. Do đó, nếu lượng protein thiếu, thai nhi sẽ kém phát triển.
Tuy vậy, việc cung cấp thừa protein cũng khiến cho thai phụ bị mắc các chứng chán ăn, cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng hoặc cơ thể sinh ra hydrogen sulfide, histamine và một số hợp chất khác… chúng có hại cho cơ thể, thường gây đầy hơi, kém ăn, chóng mặt…
- Xem thêm: Tầm quan trọng của protein đối với sự phát triển của thai nhi
3. Ăn nhiều đường
Đường không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Lượng đường trong máu mẹ bầu cao có thể gây ra các tình trạng như béo phì, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai, khó sinh… Ngoài ra, mẹ bầu có lượng đường trong máu cao thường có hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh và nhiễm khuẩn. Vì vậy, ăn nhiều đường trong thai kỳ là một cách ăn uống không tốt. Mẹ bầu nên để ý.
- Xem thêm: Ăn ngọt khi mang thai: mối nguy cho cả mẹ lẫn con
4. Bổ sung thừa canxi
Lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu tăng từ 800mg trong ba tháng đầu đến 1.200 mg trong ba tháng cuối thai kỳ. Lượng canxi này cần được bổ sung đầy đủ để xây dựng hệ xương cho trẻ, tránh loãng xương ở mẹ bầu. Tuy nhiên, việc cung cấp nhiều hơn nhu cầu cơ thể cũng khiến trẻ đối mặt với các bệnh như: trẻ sinh ra sớm đóng thóp, xương hàm nhô, động mạch chủ thu nhỏ…
- Xem thêm: Tầm quan trọng của canxi đối với phụ nữ mang thai
5. Bồi bổ những thực phẩm có tính “nóng”
Thực phẩm có tính “nóng” như nhân sâm, nhãn, đào, vải, mận, ổi… không tốt cho mẹ bầu vì chúng tác động đến hệ tim mạch và làm gia tăng huyết áp ở mẹ bầu.
Trong khi đó, tốc độ lưu thông máu của mẹ bầu trong thai kỳ thường tăng lên khiến mẹ bầu dễ giữ nước và mắc chứng cao huyết áp chưa kể, tim và các động mạch, tĩnh mạch cũng gánh vác những áp lực nhiều hơn. Và thực phẩm có tính “nóng” làm gia tăng các áp lực này.
6. Ăn nhiều thực phẩm có tính axit
Tìm hiểu thêm: Bật mí các bí mật của thai nhi qua từng tuần tuổi
Mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ chua trong những tuần đầu tiên
Hiện tượng ốm nghén trong thời kỳ đầu thai kỳ khiến mẹ bầu hay thèm chua. Các thực phẩm chua có tính axit mạnh và trẻ dễ dàng hấp thu tính axit này từ mẹ trong giai đoạn đầu của thai nhi, điều này khiến cho thai nhi có nguy cơ bị dị tật cao hơn.
Do đó, ít nhất trong hai tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế các thực phẩm có tính axit nhé.
7. Uống nhiều trà
Các thành phần trong trà khiến cho cơ thể nhanh chóng đào thải sắt ra ngoài, trong khi đó sắt là một khoáng chất rất quan trọng đối với mẹ bầu.
Chưa kể cafein có trong trà cũng khiến cho mẹ bầu mất ngủ, tim đập nhanh. Mẹ bầu thường xuyên uống trà đặc sẽ khiến thai nhi có xu hướng nhẹ cân. Lượng trà có thể chấp nhận cho mẹ bầu mỗi ngày là 3 tách trà được pha từ 3-5 lá.
8. Ăn đồ lạnh
Thức ăn có vị mát lạnh luôn có sức hút mạnh mẽ nhất là trong những ngày nắng nóng. Thế nhưng chúng lại sản sinh một lượng progestogen lớn dưới tác động của nhau thai và khiến cho cơ trơn của dạ dày giảm hiệu quả hoạt động khiến nhu động ruột yếu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Điều này không chỉ làm cho mẹ bầu ăn uống không ngon mà còn gây ra trướng bụng.
Ăn nhiều đồ lạnh cũng không tốt đối với mẹ bầu
9. Nhịn ăn
Một số mẹ bầu có thời kỳ ốm nghén khủng khiếp đã quyết định nhịn ăn để phản đối các cơn ói. Thế nhưng điều này sẽ khiến mẹ mệt mỏi, thiếu chất và thai nhi phát triển bất thường. Lời khuyên là mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể dễ tiếp nhận và nên uống sữa bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết.
10. Ăn quá nhiều
Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều so với mức cần thiết thì chất dinh dưỡng sẽ được tích trữ trong cơ thể mẹ dưới dạng mỡ và gây béo phì. Ăn quá nhiều không phải là cách khiến trẻ phát triển tốt hơn. Trẻ cũng sẽ béo lên giống như mẹ và đẩy mẹ và tình thế khó khăn khi sinh nở. Do đó, ăn uống hợp lý luôn là điều mẹ bầu nên làm.
11. Hay ăn vặt
>>>>>Xem thêm: Bí quyết giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu canxi từ thực phẩm hiệu quả
Đồ ăn vặt khiến tiêu hóa bị rối loạn.
Nhiều mẹ bầu cho mình đặc quyền ăn vặt vì cần bổ sung các chất cho cơ thể, tránh thiếu hụt dinh dưỡng và đồng thời cũng mang lại tâm trạng thoải mái có lợi cho thai kỳ hơn. Thế nhưng thức ăn vặt nhiều đường, thiếu các thành phần dinh dưỡng cần thiết, nhiều dầu mỡ, dễ gây khó tiêu…
Đặc biệt, nếu mẹ ăn vặt suốt ngày thì các bữa ăn chính có thể “vắng mặt” mà mẹ bầu không cảm thấy phiền lòng. Chính sự đánh lừa này khiến cho thai nhi thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết để phát triển khi mà các bữa ăn bị bỏ bê. Vì vậy, mẹ bầu nên nhắc nhở mình thường xuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Dinh dưỡng hợp lý trong 9 tháng thai kỳ
- Ăn uống cuối thai kỳ: 3 điều mẹ bầu cần lưu ý
- 6 thói quen ăn uống giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai