Khoai lang được xem là thực phẩm cân bằng dinh dưỡng nhất vì trong chúng có các thành phần phong phú: tinh bột, axit amin, beta carotene, vitamin C, B1 và các nguyên tố vi lượng khác như canxi, phốt pho, kẽm, sắt, magie, natri, kali…
Bạn đang đọc: 7 tác dụng phòng bệnh của khoai lang trong thai kỳ
Khoai lang có nhiều giống khác nhau. Tuy nhiên để trị táo bón hay giải cảm thì mẹ nên dùng khoai lang có vỏ trắng, ruột trắng. Dưới đây là những tác động tích cực của khoai lang đối với mẹ bầu
1. Kích thích tiêu hóa, trị táo bón
Khoai lang tốt cho mẹ bầu.
Hẳn ai cũng biết khoai lang có tác dụng trị táo bón rất hiệu quả. Khoai lang không có cholesterol lại có thành phần chất xơ dồi dào. Chúng giúp mẹ bầu nhuận tràng và phòng ngừa các bệnh táo bón. Cả củ và lá khoai lang đều có tác dụng trong việc phòng chữa bệnh này.
Mẹ nên ăn khoảng 100g khoai lang/ngày. Đây là mức vừa phải giúp hỗ trợ tiêu hóa mà không mắc các tác dụng phụ như gây béo phì hay đầy bụng khó tiêu.
2. Chống viêm nhiễm
Sức đề kháng của thai phụ thường yếu hơn và đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. Vitamin C, vitamin B6, mangan và các tiền tố vitamin A có trong khoai lang có tác dụng chống viêm nhiễm hiệu quả đấy.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy khoai lang cũng có tác dụng giảm viêm nhiễm cho cả các mô não và các mô thần kinh ở trong cơ thể nữa.
3. Phòng chống cảm cúm
Khoai lang ngừa cảm cúm cũng rất hiệu quả đấy!
Cảm cúm cũng là một trong những căn bệnh dễ xảy ra ở mẹ bầu. Thế nhưng mẹ bầu có thể dễ dàng phòng tránh bệnh này mà không cần sử dụng thuốc tây bằng cách ăn khoai lang.
Beta carotene có trong khoai lang là dưỡng chất giúp cơ thể tạo ra bạch cầu và ngăn chặn các virus gây cảm cúm tấn công.
4. Giải cảm sốt
Một cách cực hay để giải cảm sốt cho mẹ bầu là dùng khoai lang trắng phơi khô sắc nước uống với gừng hoặc nấu cháo để ăn. Cùng với đó mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều, uống nước và mặc đồ thông thoáng để làm mát cơ thể.
5. Cân bằng lượng đường trong máu
Tìm hiểu thêm: Đọc truyện cho thai nhi nghe – phương pháp thai giáo hiệu quả tuyệt vời
Khoai lang còn giúp cân bằng lượng đường trong máu
Tiểu đường hay cao huyết áp đều là những bệnh ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu, dễ gây ra viêm nhiễm hoặc bệnh tiền sản giật. Với khoai lang mẹ bầu có thể cân bằng được lượng đường trong máu bởi chất carotenoid có chứa trong loại thực phẩm này.
Bên cạnh đó, chất xơ có trong khoai lang cũng giúp mẹ bầu hạ thấp được lượng cholesterol và lượng đường trong máu.
Ngoài ra, axit chlorogenic có trong khoai cũng có tác dụng giúp mẹ bầu tăng cường khả năng kháng khuẩn đồng thời giúp thai nhi tránh được các bệnh di truyền hoặc các tổn thương về DNA.
6. Phòng ngừa bệnh viêm khớp
Một trong những lợi ích khác của khoai lang là cung cấp canxi và giúp cho mẹ bầu tránh được các bệnh về xương khớp. Chất beta cryptoxanthin trong khoai lang cũng có tác dụng hỗ trợ xương khớp chống các triệu chứng viêm hay thấp khớp.
Độ chắc khỏe của xương cũng được tăng cường với beta cryptoxanthin. Đồng thời, đây cũng là chất hỗ trợ cho hệ miễn dịch và giúp cho mẹ bầu có làn da đẹp. Vẻ đẹp của mẹ bầu còn được duy trì bởi lượng vitamin C có trong thực phẩm này.
Thường xuyên ăn khoai lang giúp làn da mẹ bầu luôn khỏe mạnh
7. Chữa viêm tuyến vú
Các tia sữa bị tắc sau sinh có thể khiến mẹ bị viêm tuyến vú, gây đau nhức và khó chịu. Mẹ có thể chữa chứng này bằng cách dùng củ khoai lang trắng, gọt sạch vỏ, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng vú.
Đây là cách chữa trị theo Đông y. Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng có thể chữa thiếu sữa bằng cách ăn lá khoai lang non xào với thịt heo.
Những lưu ý khi sử dụng khoai lang
Củ khoai lang ngon là củ vừa, không quá to, vừa mới thu hoạch, cứng, tươi và còn nguyên vẹn.
Khoai lang nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, không nên để trong túi buộc chặt hay ở nơi ẩm ướt vì dễ mọc mầm. Khoai mọc mầm thì mẹ không nên ăn nhé, vì có nhiều chất độc. Khoai lang bảo quản tốt có thể dùng trong 7 đến 10 ngày.
>>>>>Xem thêm: Những tác dụng của Yoga cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ mẹ nên biết
Không nên ăn những củ khoai lang bị mọc mầm nhé các mẹ
Ăn nhiều khoai lang liên tục có thể gây ra bệnh vàng da do dư thừa vitamin A.
Thời gian ăn khoai lang tốt nhất là vào buổi trưa. Vì thời gian cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng trong khoai lang khá lâu khoảng 4 đến 5 giờ đồng hồ. Đặc biệt ánh nắng buổi chiều có khả năng thúc đẩy sự hấp thu canxi của cơ thể. Do đó việc ăn khoai lang trong khoảng thời gian này cũng tạo điều kiện để cơ thể hấp thu được hoàn toàn chất dinh dưỡng từ thực phẩm mà không ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bữa ăn.
Mẹ bầu không nên ăn khoai lúc đói nhé. Vì chúng nhiều đường dễ gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng…
Quả hồng và khoai lang là hai thực phẩm kiêng kỵ nhau, không nên dùng chung. Nên ăn chúng cách nhau ít nhất 5 giờ đồng hồ. Vì lượng đường trong khoai lang và chất tannin cùng pectin trong hồng sẽ tạo ra phản ứng kết tủa gây xuất huyết và loét dạ dày.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)