Mẩn ngứa khi mang thai không mang lại những khó chịu thông thường mà còn là triệu chứng của một số bệnh lý hiếm gặp. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng thai kỳ trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Các dạng dị ứng ở mẹ bầu: Nguyên nhân và cách điều trị
Dị ứng khi mang thai
Bụng lớn khiến da căng ra làm mẹ bầu có cảm giác ngứa ngáy.
Không lạ khi các mẹ bầu than phiền ngứa ngáy nhất là khi bụng và ngực ngày càng lớn dần khiến làn da bị kéo căng. Số khác còn thấy ngứa cả ở lòng bàn tay, bàn chân. Với trường hợp này nguyên nhân phần lớn là do sự thay đổi nội tiết tố đã làm tăng hàm lượng estrogen.
Một số vốn từng nổi mẩn ngứa sẽ thấy tình trạng này lặp lại nhiều hơn khi có mang. Tuy nhiên, trong các dị ứng thai kỳ thông thường cũng có cả những trường hợp ngoại lệ.
Những nguyên nhân gây nên các dị ứng thai kỳ thông thường
Dị ứng do bệnh mề đay Pemphigoid (PUPPP)
Đây là dị ứng hiếm gặp. Không giống như những dị ứng thông thường khác, dị ứng Pemphigoid ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Bệnh này nổi những nốt ban rất ngứa quanh rốn và căng lên thành những bọng nước sau đó. Người mang đa thai và mang thai con so sẽ có nguy cơ mắc dị ứng này cao hơn những thai phụ khác.
Thông thường, PUPPP chỉ xảy ra vào giai đoạn cuối thai kỳ. Trong số ít trường hợp có thể xuất hiện sớm hơn hoặc chỉ sau khi sinh khoảng hai tuần, dị ứng này mới xuất hiện.
Khi dị ứng, các nốt đỏ phát ban sẽ khiến bạn ngứa ran. Ban đầu nó xuất phát từ vùng bụng nơi có các mảng sần nhưng sẽ nhanh chóng lan đến lưng, mông và đùi. Số hiếm khác còn lan đến cả tay và chân. Các vùng mặt, cổ và bàn tay, bàn chân thường không bị ảnh hưởng.
Điều đáng nói nhất là PUPPP có thể làm tăng nguy cơ sinh non, khiến thai chết lưu hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong số ít trường hợp, trẻ sinh ra cũng sẽ xuất hiện các nốt phát ban nhưng thường sẽ lặn đi trong vòng một vài tuần.
Để cắt cơn dị ứng, bạn cần phải dùng thuốc. Đó có thể là dạng thuốc mỡ dùng để thoa trực tiếp lên vùng ngứa hoặc dùng thuốc kháng histamin. Trong trường hợp trầm trọng, bạn có thể phải uống steroid trong một khoảng thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
Dị ứng do phát ban
Tìm hiểu thêm: Cân nặng thai nhi và những điều mẹ nên biết
Đặc trưng của dị ứng phát ban là thoạt đầu nổi nhiều ban nhỏ như những vết côn trùng cắn trên tay chân hoặc thân trên.
Phát ban thai kỳ là tình trạng tương đối hiếm gặp. Đặc trưng của dị ứng này là thoạt đầu nổi nhiều ban nhỏ như những vết côn trùng cắn trên tay chân hoặc thân trên. Tình trạng lây lan đến các vùng xung quanh là do gãi ngứa mà ra.
Sau khi sinh, dị ứng cũng sẽ mất đi, tối đa có thể kéo dài trong 3 tháng. Tình trạng này rất may là không ảnh hưởng đến thai nhi.
Với trường hợp này, bạn cần đi khám để được chỉ định về thuốc bôi và thuốc kháng histamine. Nếu nghiêm trọng hơn, có khả năng bạn sẽ được chỉ định dùngsteroid trong một thời gian.
Dị ứng khi mang thai do bệnh chốc lở herpes
Đây là tình trạng vẩy nến thai kỳ và không liên quan đến virus herpes hay bệnh chốc lở như tên gọi.
Bệnh thường phát vào giai đoạn cuối thai kỳ hoặc sớm hơn vài tuần. Khi mắc bệnh này, da xuất hiện những mảng đỏ có nốt ban và mủ trắng. Những mảng này có thể tập trung thành từng đám quanh đùi, nách, rốn, dưới ngực, quanh bẹn và có thể có ở những vùng khác. Khác với những dị ứng khác, dị ứng herpes không gây ngứa mà gây đau.
Bệnh này có thể biến chứng gây ra ói mửa, ớn lạnh và sốt cao. Thậm chí còn có những biến chứng khác nguy hiểm hơn nên cần theo dõi hết sức chặt chẽ.
Để điều trị, bạn phải dùng corticosteroid toàn thân và kèm thêm những loại thuốc khác tùy theo tình trạng bệnh.
Sau sinh, bạn có thể không còn gặp lại bệnh này nhưng trong lần mang thai tiếp theo khả năng tái phát rất cao.
Làm dịu dị ứng thai kỳ
Với những dị ứng thông thường, bạn có thể dùng một số phương pháp giảm ngứa tại nhà:
>>>>>Xem thêm: Nếu bạn sắp đến ngày sinh, tuyệt đối đừng làm 6 điều sau kẻo ảnh hưởng sức khỏe nha!
Không ra ngoài khi trời nắng nóng để tránh kích ứng da.
+ Dùng sữa dưỡng ẩm không mùi và có nguồn gốc tự nhiên để thoa ngay sau khi tắm
+ Làm mát vùng ngứa bằng cách đắp gạc mát trực tiếp lên mảng ngứa
+ Không ra ngoài khi trời nắng nóng để tránh kích ứng da.
+ Không tắm hoặc ngâm mình với nước nóng
+ Tắm rửa bằng những loại xà phòng nhẹ
+ Chọn mặc những loại áo quần thoáng mát, có chất liệu thấm hút tốt
Nếu những cách khắc phục này vẫn không đủ tác dụng, hãy đến khám tại các chuyên khoa da liễu để điều trị đúng hướng tránh những biến chứng nguy hiểm cho chính bạn và thai nhi trong trường hợp dị ứng do bệnh.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)