Cách lập bảng kế hoạch thai kỳ hiệu quả và khoa học

Rate this post

Bây giờ bạn đã làm mẹ. Tin vui này đến với bạn cũng là lúc bạn phải thực hiện hàng loạt những việc liên quan nào là khám thai, tẩm bổ, thay đổi lịch sinh hoạt… Để mọi việc đi vào guồng một cách khoa học hơn, bạn hãy đặt tất cả những việc này trong kế hoạch sinh nở của mình.

Bạn đang đọc: Cách lập bảng kế hoạch thai kỳ hiệu quả và khoa học

Thế nào là kế hoạch thai kỳ?

Cách lập bảng kế hoạch thai kỳ hiệu quả và khoa học

Bạn cần phải có cho mình một bản kê chi tiết về từng việc cụ thể bạn muốn làm, cần làm và đã làm trong thai kỳ.

Bạn cần phải có cho mình một bản kê chi tiết về từng việc cụ thể bạn muốn làm, cần làm và đã làm trong thai kỳ. Đó có thể là:

+ Khám thai: Nơi bạn muốn khám thai? Bác sĩ bạn muốn đồng hành cùng? Các mốc khám thai theo dự định?

+ Lớp học bạn muốn tham gia: tiền sản, chăm sóc trẻ sơ sinh…

+ Những nơi bạn muốn du lịch trong thai kỳ: trong nước hay nước ngoài?

+ Phương án sinh con theo mong muốn: sinh thường hay sinh mổ, sinh có tiêm hay không tiêm thuốc giảm đau?

+ Muốn chồng làm gì cho mình: xoa bóp chân mỗi tối, mua ngay đồ ăn khi đói…

+ Số lượng đồ bầu bạn muốn sắm cho mỗi giai đoạn: 3 tháng đầu bao nhiêu bộ? 3 tháng giữa bao nhiêu bộ? 3 tháng cuối bao nhiêu bộ?

+ Chế độ ăn uống: bổ sung acid folic, sắt, canxi,…đồng thời dùng tăng cường những thực phẩm nào hoặc tránh xa thực phẩm nào?

+ Sắm đồ sơ sinh: Tháng mấy sẽ sắm đồ sơ sinh cho con? Sắm bao nhiêu bộ? Chọn chất liệu gì?…

…..

Bạn có thể sẽ còn nhiều nhu cầu hơn nữa so với những gì gợi ý. Hãy liệt kê tất cả vấn đề ra và đi lại từ đầu bạn sẽ biết mình có kế hoạch như thế nào cho kỳ sinh nở này.

Với bản kế hoạch này, bạn có thể đưa nó cho chồng mình để anh ấy có thể chia sẻ, cảm thông và đồng hành cùng bạn trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, nếu muốn, bạn cũng có thể đưa chúng cho bác sĩ của mình để họ biết bạn có mong ước gì và đã thực hiện được những gì với lần mang thai này.

Tại sao mẹ cần có kế hoạch sinh con?

Bạn không thể lường hết tất cả những gì sẽ xảy đến trong thai kỳ. Song, với bản kế hoạch này, bạn có thể kiểm soát được mọi thứ trong khả năng có thể. Đây là cách để bạn chuẩn bị tâm lý, thể chất và cả tài chính cho mình trong thai kỳ.

Khi bạn vào phòng sinh, bản kê chi tiết này sẽ giúp các bác sĩ biết nên giúp bạn cách nào sẽ tốt nhất.

Những gợi ý giúp mẹ đề ra bản kế hoạch

Trước khi muốn bắt tay vào việc, bạn nên hiểu về những gì mình sẽ làm. Đó sẽ là việc:

Tìm hiểu thêm: Chi tiết thủ tục nhập viện và chi phí sinh con tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Cách lập bảng kế hoạch thai kỳ hiệu quả và khoa học

Bạn nên hiểu về những gì mình sẽ làm t rước khi muốn bắt tay vào việc lập kế hoạch thai kỳ.

Tìm hiểu thông tin về sinh nở:Bạn hãy cố tìm các thông tin cho biết hiện nay có bao nhiêu lựa chọn sinh? Các ưu, nhược điểm của mỗi cách sinh là gì? Thế mạnh của mỗi bệnh viện phụ sản ra sao?… Những hiểu biết này sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn phù hợp với mình. Trong trường hợp thực tế sinh không theo đúng kế hoạch, những kiến thức căn bản này sẽ giúp bạn lựa chọn biện pháp linh hoạt phù hợp với tình huống.

Dùng văn phong thể hiện sự cởi mở:Hãy dùng bắt đầu với “Tôi muốn…” thay vì “Tôi phải được…” để người cùng bạn thực hiện kế hoạch này sẽ cảm thấy thiện chí ở bạn hơn để có thể tích cực đem đến cho bạn sự hài lòng nhất.

Biến kế hoạch thành cái của riêng mình:Bạn có thể tìm thấy những bản kế hoạch mẫu ở đâu đó để áp dụng cho mình. Song, cần lưu ý, những bản này có thể đúng với người khác nhưng không đúng với chính bạn. Vì thế, hãy biến nó thành cái của riêng mình.

Luôn viết tên người thân:Trong bản kế hoạch của bạn, không bao giờ được thiếu tên của những người thân cận nhất để phòng khi cần, các bác sĩ sẽ biết phải liên lạc với ai.

Chăm sóc trẻ sơ sinh:Bạn nên tìm hiểu thông tin thời gian cho bé bú ngay sau sinh để xem mình có mong muốn làm điều này không. Hãy ghi rõ khoảng thời gian cho con bú sau sinh mà bạn muốn để bác sĩ có thể xem xét đáp ứng. Hoặc như bạn có muốn chồng kẹp dây rốn cho con không? Bạn có muốn được trích máu cuống rốn không?…

Không phải ở bệnh viện nào hay ở vùng miền nào một bản kế hoạch sinh cũng có thể khiến các bác sĩ phải quan tâm đến. Mặc dầu vậy, nếu bạn chọn những bệnh viện đặt chất lượng phục vụ hàng đầu, bạn có thể sẽ được xem xét cẩn thận các mong muốn này trong suốt quá trình khám thai và chuyển dạ sinh nở.

Cách lập bảng kế hoạch thai kỳ hiệu quả và khoa học

>>>>>Xem thêm: Các nhóm thực phẩm giúp thai nhi tăng cân 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn

Điều tốt nhất bạn có thể có được từ những bản kế hoạch này đó chính là dấu ấn đồng hành của chồng.

Điều tốt nhất bạn có thể có được từ những bản kế hoạch này đó chính là dấu ấn đồng hành của chồng. Hãy xem đó là một trang lưu dấu ký ức của quãng thời gian đẹp nhất trong trường hợp các bác sĩ không cần dùng đến nhé!

Blogtretho.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *