Cân nhắc khi lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho trẻ

Rate this post

Tế bào gốc máu cuống rốn có thể sử dụng để chữa trị một số bệnh hiểm nghèo, do đó nhiều người muốn đóng băng máu cuống rốn của trẻ mới sinh và lưu trữ chúng để dùng trong tương lai khi cần.

Bạn đang đọc: Cân nhắc khi lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho trẻ

Thế nhưng, trước khi thực sự làm điều này, mẹ nên tham khảo những thông tin dưới đây để quyết định xem có nên lưu trữ hay không.

Nghiên cứu máu cuống rốn cho những kết quả sơ bộ đầy hứa hẹn

Một số nghiên cứu y học đã nhận định những tế bào gốc cuống rốn khi chào đời của trẻ có thể chữa trị một số bệnh ung thư không có tính chất di truyền.

Cân nhắc khi lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho trẻ

Lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn mất rất nhiều chi phí.

Một số các thí nghiệm trên động vật khác cho thấy máu cuống rốn có thể điều trị một số bệnh như tiểu đường, suy tim, tai biến, các bệnh về thần kinh hay tổn thương tủy sống.

Tuy nhiên, ngoài những kết quả khả quan trên, hiệu quả của phương pháp này còn cần phải nghiên cứu sâu rộng hơn để đảm bảo thành công phổ biến ở con người.

Chi phí cao

Chi phí cho dịch vụ này khá cao. Thao tác lấy mẫu máu ban đầu sẽ tiêu tốn của bạn khoảng 25 triệu đồng. Sau đó, mỗi năm bạn sẽ tốn chừng 2,2 triệu đồng để đóng phí bảo quản trong ngân hàng máu. Chưa kể chi phí ghép máu cuống rốn cũng rất đắc đỏ.

Các bác sĩ không khuyến khích việc trích máu cuống rốn cho trẻ sơ sinh

Tìm hiểu thêm: 10 “không” trong thai kỳ các mẹ bầu nên ghi nhớ

Cân nhắc khi lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho trẻ

>>>>>Xem thêm: 10 dấu hiệu mang thai sớm nhất không cần que thử

Nếu bé thuộc nhóm máu hiếm thì mẹ có điều kiện nên lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn.

Tỉ lệ để một đứa trẻ đã trích máu cuống rốn được sử dụng lại nguồn tài nguyên này để chữa trị bệnh tật cho bản thân trong tương lai là khá hiếm hoi. Hoặc nếu máu cuống rốn của bé được sử dụng cho những người thân trong gia đình có cùng huyết thống, thì đây cũng không phải là chuyện phổ biến. Và điều này vô tình trung trở thành lãng phí với mức chi phí sử dụng dịch vụ quá cao.

Tuy nhiên, nếu bé thuộc nhóm máu hiếm thì điều này sẽ có ý nghĩa hơn. Vì lúc này nguồn tế bào đồng nhất với bé ở ngân hàng máu sẽ khó kiếm hơn rất nhiều. Việc trích giữ khiến cho cơ hội sống sót của bé hoặc người thân được nâng cao hơn nếu chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo.

Cuối cùng, sau những thông tin trên nếu mẹ quyết định sẽ lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn cho bé sau, hãy trao đổi thật chi tiết với bác sĩ về điều này để mọi chuyện được diễn ra như ý và hiệu quả.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *