12 nỗi sợ phổ biến của mẹ bầu trước giờ G

Rate this post

Giờ G đã điểm và mẹ phải đi từ hành trình chuyển dạ đến sinh con. Trong hành trình trông có vẻ ngắn đó nhưng lại vô cùng dài với mẹ bầu, có rất nhiều nỗi sợ ập đến với mẹ.

Bạn đang đọc: 12 nỗi sợ phổ biến của mẹ bầu trước giờ G

Dưới đây là những nỗi sợ thường gặp nhất.

1. Có phải là vỡ nước ối hay mình “lại vừa tè ra quần” vậy?

Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh, thường thì nó sẽ đến sau cơn đau chuyển dạ. Thế nhưng, trong một số trường hợp thì vỡ ối lại xảy ra trước các cơn co thắt. Vì thế mà nhiều mẹ thực sự hoảng hốt khi không cách nào phân biệt được đâu là vỡ ối khi mình “làm ướt quần” một cách không tự chủ được.

2. Sợ đau

Ai cũng khẳng định sinh con sẽ đau lắm. Và vì vậy, tâm lý sợ hãi các cơn đau là khó tránh khỏi khi mẹ bầu sắp chuyển dạ.

12 nỗi sợ phổ biến của mẹ bầu trước giờ G

Đau đớn khi sinh là nổi sợ mẹ bầu nào cũng nghĩ đến.

Để giảm áp lực cho chuyện này, mẹ bầu có thể tham gia các lớp học tiền sản để được hướng dẫn các kỹ thuật hỗ trợ khi đẻ. Hay mẹ bầu cũng có thể chọn các phương pháp sinh không đau.

3. Sợ sinh lâu

Thời gian chuyển dạ và sinh của mỗi người là khác nhau. Có người chỉ nửa ngày, có người lại mấy hôm. Thời gian kéo dài và sự nặng nhọc khi sinh kết hợp lại trong trí tưởng tưởng của mẹ trở thành… bức tranh khủng khiếp.

Thế nhưng, thời gian trung bình để một người chuyển dạ chỉ từ 18 đến 20 giờ. Mẹ có khả năng rất lớn cũng nằm trong diện này. Nếu mẹ là diện đặc biệt với thời gian chuyển dạ quá lâu thì y bác sĩ hiện nay cũng có những phương pháp để kích sinh sớm.

4. Gây tê màng cứng liệu có làm mình liệt luôn “vùng kín” không?

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi sinh có thể gây ra liệt “vùng kín”. Tuy nhiên, xác suất này là 1/1.000.000. Vì vậy, mẹ cũng đừng có quá lo lắng nhé.

12 nỗi sợ phổ biến của mẹ bầu trước giờ G

Lo lắng trước khi sinh là tâm trạng chung của các mẹ bầu.

5. Sợ bị mất kiểm soát

Điều lo sợ này chỉ đúng với các mẹ bầu sinh thường. Vì các mẹ bầu sinh mổ thì dĩ nhiên sẽ mất kiểm soát hoàn toàn và rơi vào trạng thái hôn mê khi ca phẫu thuật được tiến hành dưới tác động của thuốc.

Với mẹ sinh thường thì cơn đau đớn có thể khiến mẹ “phát cuồng”, nhưng dù sao các y bác sĩ luôn ở bên bạn để “ổn định tình hình” nên mẹ cũng không cần quá lo lắng.

6. Sợ đi ngoài “bậy”

Một số mẹ bầu có thể sẽ đi tè hay đi ngoài ngay khi rặn đẻ. Việc này có thể xảy ra dù trước đó mẹ đã đi tè, thụt phân. Tuy hơi xấu hổ, nhưng đây là việc mẹ cũng chẳng thể làm khác được nếu chúng thật sự xảy ra. Vì thế hãy cứ bơ đi nhé. Dù sao đây cũng chỉ là chuyện rất bình thường khi sinh con mà thôi.

7. Trời ơi, bị nhìn thấy hết cả rồi!

Bác sĩ sản khoa của mẹ có thể là nam. Trong phòng sinh của mẹ còn có thể có thêm một nhóm các thực tập sinh là sinh viên y khoa, cả nam và nữ.

Bạn có thể sẽ ngượng đỏ mặt khi nghĩ đến tình huống này. Nhưng thực tế bạn không cần lo lắng như vậy, vì lúc bạn đau đẻ rồi thì chắc chắn bạn sẽ chỉ thấy các cơn đau mà thôi, không còn thấy ai khác.

8. Sinh mổ chắc là đáng sợ lắm

Sinh mổ hay sinh thường có thể bị hoán đổi vào phút chót khi mẹ lên bàn sinh và tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ. Thế nên để không quá bất ngờ và lo sợ nếu mẹ đột ngột bị chuyển sang đẻ mổ, hãy tham khảo các thông tin về đẻ mổ để dự phòng nhé.

9. Rạch “chỗ ấy” chắc là đau lắm

Tìm hiểu thêm: Top 10 thực phẩm dồi dào canxi mẹ bầu không nên bỏ qua

12 nỗi sợ phổ biến của mẹ bầu trước giờ G

Tập hít thở và giữ bình tĩnh là cách mẹ bầu có thể đối phó với những nỗi sợ sinh nở .

Rạch tầng sinh môn khi sinh là việc cần thiết để giảm thiểu vết rách cũng như khiến việc sinh con dễ dàng hơn. Và các mẹ bầu luôn lo sợ về cơn đau do vết rạch này đem lại.

Một số phương pháp giúp cho mẹ bầu có thể tránh được việc rạch tầng sinh môn là thực tập phương pháp Kegel hay xoa bóp vùng đáy chậu để tăng độ đàn hồi cho vùng cơ tại khu vực này.

10. Sợ sinh rớt

Điều này trở thành nỗi sợ của các bà mẹ một cách có căn cứ khi xuất hiện khá nhiều trên phim ảnh cảnh thai phụ không kịp tới bệnh viện mà sinh rớt con ở dọc đường. Thực tế không giống như phim, những ca sinh rớt như vậy rất hiếm hoi. Nếu mẹ bầu đã từng sinh nở nhanh chóng thì chỉ cần đến ngay bệnh viện gần nhất khi có dấu hiệu chuyển dạ. Nếu mẹ bình thường thì thời gian chuyển dạ và sinh sẽ cách nhau một khoảng đủ để mẹ đến được bệnh viện mình đã chọn.

11. Sợ chết

Các cơn đau dữ dội xuất hiện và được trí tưởng tượng phóng đại khiến mẹ bầu có thể nghĩ rằng mình sẽ chết khi sinh con.

Tuy nhiên, chết khi sinh con thường là do các vấn đề về thai nhi hay sức khỏe bất thường của mẹ bầu. Điều này hiện nay cũng được hạn chế tối đa với phương pháp đẻ mổ và kỹ thuật y học. Còn ngoài ra, nếu mẹ bình thường thì các cơn đau đẻ không gây chết người.

12 nỗi sợ phổ biến của mẹ bầu trước giờ G

>>>>>Xem thêm: Nhật ký đẻ thường toát mồ hôi của mẹ em bé… siêu bự

Tham gia các lớp học tiền sản để trang bị thêm thông tin cho mình

Mẹ có thể tham gia các lớp học tiền sản để có thể tìm hiểu, trang bị thêm thông tin cho mình.

12. Sợ chuyện ấy

Khi đau đẻ kéo đến, mẹ có thể bất giác trở nên sợ “chuyện ấy”. Vì theo một cách nào đó, đây chính là nguyên nhân khiến mẹ phải đau đớn như lúc này. Nhưng khi mọi thứ đi qua, thì đâu lại vào đấy thôi.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *