Bị nhau bám thấp mẹ bầu cần lưu ý gì?

Rate this post

Từ trước đến nay, tình trạng nhau thai bám thấp trong thai kỳ vẫn luôn được xem là một tình trạng nguy hiểm. Vậy nhưng, khi đến cuối thai kỳ vẫn có những trường hợp bánh nhau tự tách xa khỏi tử cung và chấm dứt tình trạng chảy máu. Một thai kỳ thành công vẫn có thể là điều được mong đợi đối với những trường hợp nhau thai bám thấp.

Bạn đang đọc: Bị nhau bám thấp mẹ bầu cần lưu ý gì?

  • 7 bất thường về nhau thai có thể gặp trong thai kỳ

1. Nhau bám thấp là gì?

Bị nhau bám thấp mẹ bầu cần lưu ý gì?

Hình ảnh so sánh cho thấy nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo.

Có khoảng 5% thai phụ khi bước sang tuần thứ 18 – 20 bị tình trạng nhau bám thấp, tức thay vì bám ở vùng đáy tử cung, bánh nhau sẽ nằm vào vị trí sát lỗ trong của cổ tử cung. Với vị trí nằm như vậy, bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ ở đoạn gần cổ tử cung khi các cơn co thắt xuất hiện trong lúc chuyển dạ. Kết quả là bánh nhau sẽ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung và dẫn đến chảy máu. Chính vì thế, người ta xem nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo.

Trong trường hợp máu chảy nhiều sẽ khiến người mẹ bị mất máu trầm trọng và kéo theo đó là tình trạng choáng, trụy mạch và tử vong ngay sau đó nếu không được xử lý kịp thời.

Nếu tình trạng chảy máu diễn ra trong thai kỳ do nhau bám thấp, thai nhi có nhiều khả năng sẽ sinh non hoặc bất thường ngôi thai như ngôi ngang hoặc ngôi mông.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhau bám thấp xảy ra với những thai phụ mang thai dưới 20 tuần, đoạn tử cung phía dưới dần hình thành nên sau đó sẽ làm cho phần cơ ở gần cổ tử cung kéo dài ra và giúp cho bánh nhau được đẩy lên cao. Như thế, khi vào những tháng cuối thai kỳ, nguy cơ chảy máu trong quá trình chuyển dạ sẽ không còn. Đối với trường hợp này, khi siêu âm có thể thấy được bánh nhau bám gần lỗ trong tử cung do đoạn dưới tử cung chưa được hình thành khi thai nhi chưa qua 20 tuần.

2. Những yếu tố nguy cơ, cách ngăn ngừa và xử lý tình trạng nhau bám thấp

Nguyên nhân dẫn đến nhau bám thấp đến nay vẫn chưa rõ tuy nhiên, y học cho rằng đó là do nhau buộc phải mở rộng diện tích bám khi xuất hiện sự thiếu hụt dinh dưỡng ở mặt đáy tử cung.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu làm 6 việc làm đơn giản dưới đây đảm bảo không bao giờ lo bị sảy thai

Bị nhau bám thấp mẹ bầu cần lưu ý gì?

>>>>>Xem thêm: Bí kíp làm đẹp an toàn cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Mang thai khi tuổi cao cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nhau bám thấp.

Có những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nhau bám thấp, chẳng hạn: tuổi mẹ cao, mẹ sinh dày, mẹ có tiền sử mổ lấy thai nhiều lần trước đó…

Chính vì vậy, việc ngăn ngừa tình trạng nhau bám thấp không gì khác hơn là tránh khỏi những nguy cơ có kể trên.

Ngoài ra, người mẹ cần phải được thăm khám thường xuyên trong thai kỳ để kịp thời phát hiện bất thường.

Khi phát hiện có dấu hiệu nhau bám thấp, mẹ phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm những việc nặng nhọc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và kiêng quan hệ tình dục trong thời gian dưỡng thai.

Việc chỉ định sinh thường hay sinh mổ sẽ do bác sĩ quyết định trong quá trình theo dõi thai định kỳ để tránh việc mất máu quá nhiều dẫn đến tử vong trong lúc chuyển dạ.

Tóm lại, dù thật sự rất nguy hiểm nhưng vẫn có một số trường hợp nhau thai bám thấp tự di chuyển tách khỏi cổ tử cung và không còn nguy cơ chảy máu. Vì thế, điều cần thiết đối với mẹ vẫn là giữ tinh thần lạc quan và thay đổi chế độ ăn, nghỉ, tập luyện sao cho phù hợp. Có như vậy, niềm tin về ngày “mẹ tròn con vuông” mới thực sự thành hiện thực.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Nhau bong non không phải ai cũng biết
  • 10 sự thật thú vị ít ai biết về nhau thai
  • Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị tràng hoa quấn cổ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *