Lần đầu mang thai và sinh con, mọi chuyện đối với mẹ sẽ đều lạ lẫm. Nhất là lúc chuyển dạ sẽ khiến mẹ càng hoang mang. Những chia sẻ dưới đây mẹ nên tham khảo để có thể giữ được bình tĩnh và chủ động khi sinh nở.
Bạn đang đọc: 7 điều mẹ nên biết để tránh hoang mang khi chuyển dạ
1. Chuyển dạ là gì?
Chuyển dạ được tính từ lúc tử cung co thắt để đẩy bé ra ngoài và cổ tử cung bắt đầu mở rộng. Theo đó, các cơn co thắt được dùng để làm dấu hiệu phân chia các giai đoạn chuyển dạ. Mức độ và cường độ của các cơn co thắt tại các giai đoạn là khác nhau, theo xu hướng ngày càng nhanh và mạnh hơn. Cổ tử cung cũng dần dần mở rộng và đạt tối đa là 10cm.
Sau khi chuyển dạ mẹ sẽ chuyển qua giai đoạn rặn đẻ và cuối cùng là giai đoạn sổ nhau để hoàn tất quá trình sinh.
Giai đoạn chuyển dạ có thể lâu hay mau tùy theo mỗi người. Mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu đã được đội ngũ y bác sĩ theo dõi thường xuyên.
Chuyển dạ có thể kéo rất dài trước khi mẹ thực sự sinh em bé ra.
2. Phương pháp hít thở khi chuyển dạ
Hít thở loạn nhịp, la hét hay quát tháo đều không tốt cho quá trình chuyển dạ. Tốt nhất là mẹ nên hít sâu, thở đều và không nên cố rặn đẻ trước khi cổ tử cung mở ra ít nhất được 8 phân.
Y bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi tim thai và mỏm nhô cho bé và mẹ chỉ nên rặn đẻ khi bác sĩ thấy mọi điều kiện đều thuận lợi.
3. Trong quá trình chuyển dạ có nên ăn uống hay không?
Thường khi đã lên bàn sanh để rặn đẻ thì mẹ bầu đã được thụt tháo phân để tiện lợi cho quá trình sinh nở. Vì vậy, nếu mẹ cảm thấy đói vì quá trình sinh quá lâu thì có thể uống một ít sữa, không nên ăn uống.
4. Về sinh không đau
Các biện pháp sinh không đau hiện nay cho thấy không để lại hậu quả nào cho mẹ. Vì vậy đây là những cách giúp cho mẹ bầu giảm bớt đau đớn khi sinh, mẹ không nên lo lắng.
5. Cắt tầng sinh môn
Cắt tầng sinh môn là điều cần thiết để mẹ có thể sinh con dễ dàng hơn. Đây cũng là động thái cần thiết để tầng sinh môn của sản phụ không bị rách đến cơ hậu môn, gây ảnh hưởng đến chức năng của hậu môn sau này. Vì vậy, tất cả các sản phụ để sẽ được cắt tầng sinh môn khi sinh.
6. Rặn bé ra ngoài
Mặc dù cơ thể của mẹ cũng sẽ có những dấu hiệu cho biết mẹ nên rặn bé ra ngoài lúc nào, nhưng ngày nay các y bác sĩ sẽ nhắc nhở thay cho bạn điều này.
Tìm hiểu thêm: Thai 28 tuần – sự thay đổi của mẹ và bé cùng những vấn đề liên quan mẹ bầu nên biết
>>>>>Xem thêm: Mang thai lần đầu: Mẹ cần chuẩn bị những gì?
Để gặp bé mẹ phải trải qua một hành trình đầy thử thách đấy.
Thường khi đầu em bé đã lọt đầu ra ngoài mẹ bầu cần phải thở nhanh và đều đặn một lúc trong khi ngừng rặn. Việc cố sức rặn đẻ lúc này có thể khiến cho tầng sinh môn của mẹ bị rách trầm trọng hơn. Sau đó mẹ đợi cơn co thắt tới lần nữa và rặn nhẹ thêm chút nữa để đẩy bé ra ngoài hoàn toàn.
7. Sổ nhau thai
Thời gian sổ nhau thai tự nhiên mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Các cơn co thắt tiếp tục xuất hiện để đẩy nhau thai còn sót trong tử cung ra ngoài. Các cơn co thắt này không mạnh mẽ như trong quá trình sinh.
Sau khi nhau thai đã sổ, bác sĩ sẽ kiểm tra xem nhau đã sổ sạch hay chưa. Việc nhau thai không ra hết và lưu lại trong tử cung có thể khiến mẹ bầu gặp phải những vấn đề khác về sức khỏe.
Nếu mẹ không muốn sổ nhau thai tự nhiên thì có thể tiêm thuốc hỗ trợ. Lúc này mẹ chỉ mất khoảng 15 phút để kết thúc giai đoạn này.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)