Cân nặng của thai nhi nói lên nhiều điều về sức khỏe của bé. Vì thế, thai nhi nặng cân hay nhẹ cân đều không tốt và cần phải được điều chỉnh nhằm tránh những hậu quả không hay có thể xảy ra.
Bạn đang đọc: Thai nhi nặng cân, nhẹ cân và những mối nguy về sức khỏe
- Hướng dẫn mẹ bầu cách tự tính chỉ số cân nặng thai nhi
Các bác sĩ sản khoa tin rằng cân nặng của trẻ sơ sinh khoảng 3 kg là cân nặng lý tưởng nhất.
Các bác sĩ sản khoa tin rằng cân nặng của trẻ sơ sinh khoảng 3 kg là điều kiện cân nặng lý tưởng nhất để bé có thể phát triển khỏe mạnh trong những giai đoạn tiếp theo. Chính vì thế, thai nhi có cân nặng vượt mức hoặc quá nhẹ cân đều ảnh hưởng đến chính sức khỏe của bé và cho quá trình sinh nở của mẹ.
Thai nhi nặng cân
Nguyên nhân và những hậu quả của trẻ nặng cân
Những đứa trẻ có cân nặng vượt mức trong thai kỳ và chào đời với trọng lượng trên 4kg được gọi là những đứa trẻ to lớn. Với trọng lượng vượt mức này, các trẻ to lớn ít nhiều sẽ gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ của mẹ.
Nghiêm trọng hơn, chính bản thân các bé sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như hạ đường huyết do bé không có đủ lượng đường huyết, trong khi đó insulin huyết vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Hậu quả là trẻ chậm phản xạ khóc hoặc khóc yếu, ngưng thở từng cơn, nhãn cầu không chuyển động bình thường, thậm chí có khả năng ngất lịm.
Trường hợp cơn chuyển dạ kéo dài mà nồng độ đường huyết quá thấp có thể dẫn đến những tổn thương não và để lại di chứng mất trí nhớ, giảm trí tuệ về sau.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến các trẻ có cân nặng vượt mức?
Trẻ có cân nặng vượt mức thường do các yếu tố sau quyết định:
Thai to lớn di truyền từ bố mẹ có vóc người to lớn.
– Di truyền từ bố mẹ có vóc người to lớn
– Thai nhi hấp thụ được nhanh và nhiều lượng dinh dưỡng người mẹ khi mang thai đưa vào cơ thể, đặc biệt là chất béo.
– Một vài trường hợp, trẻ to lớn có mẹ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là dạng tiểu đường ẩn.
Làm gì khi thai nặng cân?
Người mẹ cần phải điều chỉnh và cân bằng chế độ dinh dưỡng thai kỳ. Tránh ăn những thức ăn có quá nhiều dầu mỡ và chất ngọt để tránh nguy cơ tiểu đường thai nhi có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Vận động trong thai kỳ đem lại cho người mẹ một tinh thần thoải mái và một thể chất cân bằng ổn định. Do đó, mẹ cần phải vận động điều độ trong các tuần của thai kỳ để đạt được điều này.
Tuân thủ lịch khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường về nồng độ đường huyết trong máu và điều trị kịp thời trước khi xảy ra những biến chứng. Chỉ số cân nặng thai nhi trong những lần khám thai cuối kỳ cũng sẽ cho bạn biết trước khả năng sinh mổ hay sinh thường trong kỳ khai hoa nở nhụy.
Thai nhi nhẹ cân
Nguyên nhân và hậu quả khi thai nhẹ cân
Theo các bác sĩ sản khoa, mỗi đứa trẻ chào đời với cân nặng dưới 2,5kg đều được coi là nhẹ cân.
Các bé nhẹ cân thường có nguy cơ bị ngạt cao trong quá trình lọt lòng. Ngoài ra, do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết… Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ khác.
Vậy do đâu bé lại bị nhẹ cân?
Trẻ nhẹ cân thường do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
– Di truyền từ mẹ có vóc dáng nhỏ bé hoặc cân nặng gần đến mức suy sinh dưỡng.
– Trước và trong thai kỳ, người mẹ đã bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng hoặc bị “lệch” dinh dưỡng trong khẩu phần ăn sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. Ngoài ra, nếu mẹ có ăn uống đầy đủ nhưng thiếu khoa học cũng khiến thai nhi hấp thụ kém và không tăng trọng. Do đó, các bác sĩ luôn khuyên các bà mẹ mang thai nên tăng từ 10-12 kg trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
– Người mẹ mắc các bệnh như huyết áp thấp, các bệnh về thận, tiền sản giật, nhiễm trùng tử cung… cũng ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
– Mẹ mang đa thai là một trường hợp phổ biến sinh trẻ nhẹ cân.
Tìm hiểu thêm: 7 dụng cụ chuyên dụng mẹ nên sắm khi cho con bú mẹ
Mẹ mang thai hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
– Mẹ mang thai hút thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại cũng là những tác nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
– Những vấn đề bất thường về nhau thai, vốn là trung gian trung chuyển máu và dinh dưỡng đến bào thai sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của thai nhi.
Thai nhi nhẹ cân phải làm sao?
Có những biện pháp giúp mẹ có thể phòng ngừa được hiện tượng suy dinh dưỡng bào thai như sau:
– Trong thai kỳ, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với thực phẩm đa dạng theo 4 nhóm: tinh bột, đạm, vitamin và chất béo. Đặc biệt, mẹ cần bổ sung thêm acid folic trước và trong thai kỳ bên cạnh những khoáng chất quan trọng khác như sắt, canxi…
– Tuyệt đối không dùng thuốc lá và các chất kích thích trong thai kỳ.
– Tạo cho mình môi trường sống lành mạnh, ít tiếp xúc với những hóa chất độc hại.
– Kiểm tra răng miệng trước thai kỳ để tránh nguy cơ nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến nhau thai.
>>>>>Xem thêm: Top 5 quà tặng cho bà bầu vô cùng tiện dụng mà các ông chồng nên tham khảo
Thường xuyên tập luyện theo một chế độ phù hợp để cải thiện cân nặng thai nhi.
– Thường xuyên tập luyện theo một chế độ phù hợp để tinh thần phấn chấn và sẵn sàng tiếp nhận bữa ăn dinh dưỡng dành cho mình.
– Luôn thực hiện khám thai thường xuyên để biết được tình trạng phát triển của thai nhi nhằm điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Những mẹo nhỏ giúp thai nhi tăng cân an toàn và hiệu quả
- Ăn nhiều trứng lộn sẽ giúp chân thai nhi dài ra?
- 5 cách tính tuổi thai đơn giản mà chính xác