Quá trình cổ tử cung chuẩn bị cho việc sinh nở gọi là quá trình xóa tử cung. Khi tử cung đạt đến mức xóa 100% nghĩa là cổ tử cung lúc này đã trở nên khá mỏng và mẹ bầu sắp chuyển dạ.
Bạn đang đọc: Độ xóa cổ tử cung và vai trò của nó đối với việc chuyển dạ
Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về quá trình xóa tử cung này.
1. Dấu hiệu xóa cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung của mẹ bình thường có chiều dài từ 3cm đến 5cm. Càng gần đến ngày sinh, cổ tử cung sẽ trở nên mỏng và ngắn hơn, đây là giai đoạn cổ tử cung chín hay còn được gọi là xóa tử cung.
Trong quá trình này, cổ tử cung của mẹ sẽ ngắn dần và dường như biến mất để trở thành một bộ phận bên dưới của tử cung.
Xóa tử cung là quá trình cổ tử cung thu ngắn lại để chuẩn bị cho việc chuyển dạ.
Sự di chuyển chúi đầu xuống của thai nhi hướng về cửa tử cung khiến cho tử cung co lại cùng với sự xóa cổ tử cung đang diễn ra có thể gây nên chuột rút ở mẹ bầu. Các cơn đau do hiện tượng chuột rút này cùng với các cơn thắt của tử cung có thể khiến mẹ bầu có cảm giác như mình đang chuyển dạ. Nhưng đây chỉ là cơn chuyển dạ giả. Chúng thường được biết đến với tên là những cơn co thắt Braxton Hicks. Những biểu hiện này có thể xuất hiện trước khi cổ tử cung bị xóa hoàn toàn khoảng vài tuần.
Nếu mẹ mang thai lần đầu tiên, cổ tử cung có thể bị xóa hoàn toàn trước khi tử cung giãn ra. Nhưng nếu mẹ mang thai những lần sau thì tử cung sẽ giãn ra trước khi cổ tử cung bị xóa mất.
Các y bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung và mức độ xóa của nó để xác định thời điểm chuyển dạ. Thường khi cổ tử cung xóa đến 100% thì quá trình chuyển dạ cũng bắt đầu.
2. Làm thế nào để biết cổ tử cung đã xóa?
Để xác định được độ xóa tử cung mẹ bầu cần có bác sĩ giúp đỡ. Mẹ bầu có thể kết hợp khám thai và khám độ xóa tử cung. Thông qua kết quả này bác sĩ sẽ dự đoán được thời điểm chuyển dạ cho mẹ bầu. Tuy nhiên, dự đoán cũng chỉ có tính tương đối, nên mẹ bầu đừng quá lo lắng nếu bé vẫn chưa chịu ra khi đã đến ngày dự sinh.
3. Làm thế nào để xóa cổ tử cung một cách tự nhiên?
Khi thai nhi di chuyển xuống vùng khung xương chậu của người mẹ thì sự xóa diễn ra hoàn toàn. Lúc này cổ tử cung dường như đã trở thành một phần của tử cung và bắt đầu đẩy bé ra ngoài thông qua các cơn co thắt. Đây là một quá trình tự nhiên. Song nếu quá trình này không diễn ra thuận lợi, y bác sĩ vẫn có thể can thiệp y học bằng các biện pháp dưới đây để thúc đẩy chúng:
– Dùng tinh dầu hoa anh thảo:
Đây được xem như một liệu pháp thảo dược. Tác động của tinh dầu hoa anh thảo giống như hormone prostaglandin thúc đẩy cho cổ tử cung chín. Mẹ bầu có thể uống tinh dầu hay bôi trực tiếp chúng vào cổ tử cung vào những tuần cuối cùng của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng âm đạo, nhau tiền đạo hay có các biến chứng thai kỳ bất thường thì không nên sử dụng phương pháp này.
Tìm hiểu thêm: Danh sách 6 việc bà bầu không nên làm sau khi ăn để tránh ảnh hưởng sức khỏe
>>>>>Xem thêm: Xử lý nhanh khi sản phụ không kịp đến bệnh viện sinh con
Tinh dầu hoa anh thảo có thể tác động đẩy mạnh quá trình xóa tử cung.
– Quan hệ tình dục:
Đây cũng là một cách được sử dụng để thúc đẩy sự chuyển dạ ở mẹ bầu. Trong tinh trùng có chứa hormone prostaglandin, do đó nó cũng khiến cho cổ tử cung mỏng đi nhanh chóng. Nhưng phương pháp này kiêng kỵ cho mẹ bầu đã bị bong nút nhầy. Vì nếu không có nút nhầy bảo vệ thì quan hệ tình dục có thể gây ra nhiễm trùng thai nhi.
– Thực hiện các tư thế có lợi:
Các tư thế mở rộng xương chậu và giúp cho di dời trọng lượng thai nhi về phía trước như đi bộ, bò bằng hai tay hai chân, ngồi dạng chân… có thể kích thích sự giãn nở cổ tử cung. Theo sự kích thích chung, xóa mờ tử cung cũng được đẩy mạnh theo để bé nhanh chóng được chào đời.
4. Điều gì sẽ xảy ra sau sự xóa?
Sau khi xóa tử cung kết thúc, quá trình chuyển dạ bắt đầu. Lúc này cổ tử cung dần dần mở rộng. Trung bình tốc độ mở của cổ tử cung là 1cm sau mỗi một giờ chuyển dạ. Tuy nhiên, đây không phải là tốc độ chung ở tất cả các mẹ bầu.
Giai đoạn chuyển dạ được chia làm ba mốc theo độ giãn nở của cổ tử cung. Từ 0-4cm là giai đoạn đầu, 4-7cm là giai đoạn chuyển dạ tích cực, 7-10 cm là giai đoạn rặn đẻ. Lúc này khi cổ tử cung đạt đến kích thước 10cm cũng là kích thước của đầu trẻ sơ sinh.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)