Vị trí bình thường khi thai nhi nằm trong bụng mẹ trong 3/4 thai kỳ vẫn là đầu quay lên trên, chân hướng xuống dưới. Đến ngày gần sinh, tư thế này mới đảo ngược lại để giúp bé dễ ra khỏi bụng mẹ.
Bạn đang đọc: Mẹo hay giúp thai nhi quay đầu dễ dàng
Và ở các mẹ bầu thời điểm thai nhi quay đầu cũng khác nhau.
Nếu đến ngày sinh mà bé vẫn chưa đảo lại tư thế bình thường thì mẹ bầu sẽ sinh ngôi thai ngược, gây khó khăn cho việc sinh thường. Vì vậy mà các mẹ thường lo lắng không biết khi nào bé đã quay đầu hay chưa và quay đầu lúc nào.
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Theo con số trung bình, nếu mẹ bầu mang thai con đầu lòng thì thời gian bé quay đầu sẽ nằm vào tuần thứ 35.
Nhưng nếu bé là con thứ hai trong nhà trở đi thì thời gian bé quay đầu có thể là tuần thứ 36 hay 37.
Thai nhi chỉ quay đầu xuống dưới khi sắp đến thời điểm sinh.
Trên thực tế thì cũng có nhiều bé quay đầu sớm hay muộn hơn hai mốc này.
Thai nhi quay đầu như thế nào thì tốt nhất?
Tư thế thuận lợi nhất để bé có thể dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ là đầu bé chúc xuống dưới nhưng đồng thời gáy phải xoay về phía bụng của mẹ.
Nếu bé nằm đưa gáy về phía cột sống thì gọi là ngôi sau. Trường hợp này sẽ khó khăn hơn cho bé ra ngoài. Thường thì mẹ bầu sẽ gặp các rắc rối như:
– Vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ.
– Mẹ bị đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ mà không liên quan gì đến các cơn gò tử cung.
– Thời gian chuyển dạ cũng lâu hơn.
– Có thể mẹ sẽ cần các phương pháp hỗ trợ như phooc-sep hay giác hút để giúp bé ra ngoài.
– Lúc này tư thế chuyển dạ của mẹ sẽ là bò bốn chân nhằm tách đầu bé rời khỏi cột sống và giảm đau cho mẹ.
Tìm hiểu thêm: Cách làm 6 món ăn bổ dưỡng từ trứng tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Ngôi sau thế này gây khó khăn cho mẹ khi chuyển dạ.
Làm sao để thai nhi quay đầu tốt nhất
Có một số tác động trong tư thế mẹ bầu có thể giúp cho thai nhi thuận lợi quay đầu, tránh được các tư thế thai ngôi ngược hay ngôi sau… khi sinh.
Các động tác đó là:
– Luôn đặt đầu gối thấp hơn hông:
Lúc này mẹ bầu nên chú ý đến tất cả các loại ghế mà mình ngồi. Nếu mẹ bầu ngồi ghế ôtô, hãy kê thêm một miếng đệm. Nếu mẹ ngồi ghế bình thường hãy lựa chiếc ghế đổ người về phía trước và đầu gối thấp hơn hông.
– Tránh ngồi nhiều
Nếu công việc bắt buộc phải ngồi nhiều thì mẹ bầu nên thường xuyên giải lao và tìm cách đi lại để vận động.
– Tập bò mỗi ngày
Bò bốn chân và mỗi ngày nên làm động tác này khoảng 10 phút. Tư thế này tránh cho bé nằm ở ngôi sau.
– Nằm nghiêng
>>>>>Xem thêm: Chảy máu kinh khi đang mang thai, có phải mẹ đã bị sẩy con?
Mẹ nằm nghiêng giúp bé dễ xoay người hơn.
Tư thế nằm nghiêng giúp cho bé có thể xoay chuyển dễ dàng hơn nằm ngửa.
– Tập thể dục bằng cả tay và chân cho hông
Các bài tập này có tác động tích cực cho việc sinh nở, nhất là nếu mẹ tập từ tuần thứ 37 trở đi. Thậm chí, nó còn giúp cho ngôi thai quay về vị trí tự nhiên để sinh nếu đến thời gian này ngôi thai vẫn chưa thuận. Mẹ nên tập hai lần, mỗi lẫn 10 phút.
Các cơn gò tử cung có thể xuất hiện trước khi mẹ chuyển dạ. Đừng lo lắng vì đây là lúc bé cố gắng xoay trở mình. Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, thư giãn và bổ sung năng lượng cho cơ thể để chuẩn bị cho giờ vượt cạn sắp tới.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)