Những cách giúp mẹ bầu đối phó với hen suyễn trong thai kỳ

Rate this post

Khi mắc bệnh suyễn, khí quản của bệnh nhân trở nên hẹp hơn bình thường, dễ tổn thương khiến lượng chất nhờn và đờm tăng lên, gây khó thở. Một số biểu hiện nữa của bệnh là bệnh nhân thở khò khè, ho và co thắt lồng ngực.

Bạn đang đọc: Những cách giúp mẹ bầu đối phó với hen suyễn trong thai kỳ

Đó là đối với người bình thường, còn đối với phụ nữ đang mang thai thì sao?

1. Mang thai có làm bệnh nặng hơn?

Với những mẹ bầu mắc bệnh suyễn, khoảng 1/3 trong số đó cảm thấy bệnh nặng hơn, 1/3 mẹ bầu khác lại thấy bệnh thuyên giảm. Số còn lại thì thấy bệnh tình và chuyện bầu bí dường như không có tác động qua lại nào.

Tuy nhiên, nếu thuộc nhóm nặng hơn thì bệnh hen suyễn sẽ trở nặng từ tháng thứ 4 trở đi, và thường nặng nhất vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Bệnh nặng sẽ kéo dài từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9. Sau đó, các triệu chứng giảm dần gần như hết hoàn toàn và mẹ không phải đối mặt với bệnh hen suyễn khi vận động hay sinh nở sau đó.

Những cách giúp mẹ bầu đối phó với hen suyễn trong thai kỳ

Hen suyễn gây ra khó khăn cho hệ hô hấp của bệnh nhân.

Vì vậy, nếu mẹ bầu mắc bệnh hen suyễn trong thai kỳ hãy kiểm soát các cơn hen theo đúng phác đồ điều trì để giữ gìn sức khỏe.

2. Điều trị bệnh trong quá trình mang thai

Điều trị bệnh hen suyễn cần được tiến hành trong suốt thai kỳ. Việc ngắt quãng liệu trình điều trị đã được hướng dẫn từ bác sĩ chỉ được thực hiện khi bệnh tình chuyển biến xấu hơn và mẹ bầu được bác sĩ hướng dẫn cho một liệu trình mới phù hợp. Tuy nhiên, lúc này có thể mẹ bầu sẽ bận rộn hơn nhưng dù sao cũng hãy quan tâm đến việc điều trị để kiểm soát bệnh lý của mình.

3. Dấu hiệu bệnh hen suyễn chuyển biến xấu

Một số dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị mắc bệnh hen suyễn có tình trạng bệnh lý trở nên nặng hơn là: ho dữ dội vào đêm hay sáng sớm, ho nhiều khi vận động, thở khò khè khó nhọc, cảm giác ngực bị tức.

Tìm hiểu thêm: Tụ dịch màng nuôi khi mang thai: Mối nguy ít mẹ bầu nào biết!

Những cách giúp mẹ bầu đối phó với hen suyễn trong thai kỳ

Việc dùng ống hít để giảm cảm giác khó chịu của bệnh hen suyễn là cần thiết cho mẹ bầu.

Mẹ bầu cũng có thể bị trào ngược axit dạ dày và điều này làm thực quản bị ảnh hưởng, khiến cho bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn.

Nếu cảm thấy những dấu hiệu bất thường trên, mẹ bầu nên đến khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

4. Việc cần làm để kiểm soát bệnh hẹn suyễn khi mang thai

Nếu mẹ bầu đã bị hen suyễn thì việc tăng cường kiểm soát bệnh lý là cần thiết. Lúc này mẹ cần điều chỉnh việc điều trị của mình để phù hợp với thể chất khi mang thai.

Những việc mẹ bầu cần làm lúc này là:

– Sử dụng ống hít để cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu đã sử dụng ống hít từ trước, khi mắc thêm một số bệnh có thể làm bệnh hen suyễn nặng thêm như cảm cúm thì mẹ bầu nên tăng liều lượng ống hít.

– Mẹ bầu nên tránh hút thuốc để giảm tổn thương cho khí quản.

Những cách giúp mẹ bầu đối phó với hen suyễn trong thai kỳ

>>>>>Xem thêm: 7 trường hợp nghiêm trọng bà bầu nên sàng lọc trước sinh

Mẹ nên tránh hút thuốc vì dễ làm tổn thương khí quản

– Mẹ bầu cũng nên tránh các nguy cơ dị ứng, đặc biệt là dị ứng mùi hương. Vì lúc này khướu giác của trở nên nhạy cảm hơn.

– Thuốc antihistamines an toàn với mẹ bầu để trị cúm nhưng với bệnh hen suyễn thì không. Vậy nên mẹ bầu bị bệnh hen suyễn cần tránh dùng chúng.

– Chó mèo hay các động vật nhiều lông gây ảnh hưởng không tốt đến đường hô hấp. Mẹ bầu nên tránh xa.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *