Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý khó nhận thấy do chúng không gây ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cho người bệnh. Vì vậy, xét nghiệm là cách để bạn biết chính xác được bệnh lý của mình, bởi đây là một bệnh khá nguy hiểm trong thai kỳ.
Bạn đang đọc: Tầm quan trọng xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu
- Bệnh tiểu đường trong thai kỳ và những cách phòng tránh hiệu quả
Thường các mẹ bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 đế tầm soát bệnh.
Xét nghiệm thử glucose tiết lộ những gì?
2%-5% phụ nữ mang thai bị mắc tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng chỉ xảy ra trong quá trình mang thai biểu hiện ở lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
Tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện cụ thể ra bên ngoài bệnh lý.
Xét nghiệm glucose (GCT) sẽ giúp bác sĩ xác định có nên tiếp tục làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh tiểu đường hay không. Tuy nhiên, chỉ 1/3 phụ nữ mang thai có kết quả dương tính với xét nghiệm GCT mới thật sự mắc bệnh tiểu đường mà thôi.
Các bước xét nghiệm được tiến hành theo trình tự: Xét nghiệm nước tiểu nếu phát hiện lượng đường bất thường sẽ được chỉ định xét nghiệm GCT. Nếu kết quả GCT dương tính sẽ tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose (GTT) để tầm soát chính xác bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Mẫu máu được lấy ở tay và mang đi xét nghiệm
Xét nghiệm thử glucose
Đầu tiên, y bác sĩ sẽ cho bạn uống 50g glucose được pha loãng trong dung dịch ngọt. Người được xét nghiệm sẽ phải nhanh chóng uống hết dung dịch này, không được đợi quá 5 phút. Sau đó, khoảng 1 giờ đồng hồ sau, máu sẽ được trích ra từ tay bạn để đem đi xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn biết được cách mà cơ thể đang chuyển hóa đường, thường sẽ được trả về vài ngày sau đó. Nếu kết quả cao, bạn cần tham gia xét nghiệm dung nạp glucose để chẩn đoán chính xác bệnh lý.
Xét nghiệm dung nạp glucose
Khi xét nghiệm, bạn nên để bụng đói. Do đó, đêm hôm trước xét nghiệm bạn có thể ăn một bữa khuya trước khi ngủ để đảm bảo sức khỏe.
Mẫu máu nên được lấy lúc sáng sớm nhằm giúp cho bác sĩ kiểm tra được mức đường huyết tự nhiên của cơ thể khi đang đói.
Tìm hiểu thêm: Chảy máu kinh khi đang mang thai, có phải mẹ đã bị sẩy con?
>>>>>Xem thêm: Có nên cho thai nhi nghe nhạc từ trong bụng mẹ?
Lấy máu xét nghiệm tiểu đường nên tiến hàng vào buổi sáng và lúc bụng đói.
Sau đó, bạn cũng sẽ được uống một lượng dung dịch glucose theo yêu cầu. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra cứ mỗi giờ một lần trong 3 giờ sau đó.
Nếu kết quả cho thấy 2 mẫu trong 3 mẫu máu của bạn có kết quả dương tính thì chắc chắn bạn đang mắc tiểu đường thai kỳ.
Các kết quả bất thường thường có những chỉ số sau:
– Xét nghiệm mẫu máu lúc đói: Trong 100ml máu có 95mg glucose hoặc cao hơn.
– Xét nghiệm mẫu máu 1 giờ sau đó: Trong 100ml máu có 180mg glucose hoặc cao hơn.
– Xét nghiệm mẫu máu 1 giờ tiếp theo: Trong 100ml máu có 155mg glucose hoặc cao hơn.
-Xét nghiệm mẫu máu 1 giờ tiếp đó: Trong 100ml máu có 140mg glucose hoặc cao hơn.
Khi xác định bệnh lý, lúc này y bác sĩ sẽ lên một liệu trình trị liệu cụ thể cho bệnh nhân.
Các xét nghiệm không gây tổn hại đến mẹ bầu nên không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên nó có thể khiến mẹ bầu cảm thấy hơi buồn nôn khi uống dung dịch glucose.
Cuối cùng, trong khi chờ đợi lấy các mẫu máu xét nghiệm mẹ bầu nên nghe nhạc, đọc báo hay nhấm nháp một ít thức ăn vặt ngay sau khi việc lấy máu kết thúc, tránh bị kiệt sức.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- 11 thực phẩm giúp mẹ bầu giảm lượng đường trong máu
- 12 bí quyết giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong mùa lạnh
- Đối phó với chứng mệt mỏi khi mang thai