Đau lâm râm bụng dưới có phải có thai là thắc mắc của không ít chị em. Vì, trong các dấu hiệu mang thai sớ thực là có triệu chứng này. Vậy, tình trạng đau lâm râm bụng được giải thích như thế nào? Khi gặp phải chúng ta phải xử trí ra sao? Chuyên mục Kế hoạch có con của Blogtretho.edu.vn mời bạn cùng tham khảo chia sẻ liên quan ngay sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Đau lâm râm bụng dưới có phải có thai hay không?
Contents
1. Đau lâm râm bụng dưới có phải có thai?
Đau lâm râm bụng dưới có phải có thai là một trong những hoài nghi rất lớn của chị em phụ nữ, về việc có thai của mình. Nhất là, tình trạng đau lâm râm này xuất hiện không phải đúng vào thời điểm liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Theo các bác sỹ chuyên khoa, đau lâm râm bụng dưới hoàn toàn có thể là một dấu hiệu mang thai sớm. Triệu chứng này xảy ra là khi thụ tinh thành công, trứng thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ. Khi phôi thai cấy vào thành tử cung, sẽ gây ra cảm giác đau lâm râm bụng dưới. Sau đó thai nhi lớn dần trong tử cung của mẹ. Như thế, tử cung của mẹ cũng dần tăng về kích cỡ. Sự thay đổi này dẫn đến tình trạng 2 dây chằng tròn cố định và giữ vững tử cung cũng căng ra khiến mẹ cảm thấy đau hoặc đau lâm râm.
Thực tế tình trạng đau bụng hay đau lâm râm như thế có thể sẽ hay xuất hiện trong khoảng thời gian mang thai, chứ không chỉ xuất hiện như một triệu chứng mang thai sớm. Trong thai kỳ, đau bụng lâm râm xuất hiện khi bạn có chuyển động đứng lên hoặc ngồi xuống – đây là lúc dây chằng tròn ở tử cung gặp tác động nên có thể gây đau.
Tình trạng đau bụng hay chỉ đau lâm râm liên quan đến thai kỳ xảy ra ở mỗi phụ nữ không giống nhau. Vì, cũng theo các bác sỹ chuyên khoa, điều này tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải nắm rõ, không phải tình trạng đau bụng lâm râm nào cũng là dấu hiệu có thai sớm . Bởi, đau bụng lâm râm cũng không loại trừ nguyên nhân đến từ nhiều khả năng khác nữa. Triệu chứng có thể là do bạn đang gặp một tình trạng bất ổn nào đó, liên quan đến một cơ quan nào đó ở vùng bụng chẳng hạn.
2. Trường hợp nào có thể nghi ngờ cao nhất đau bụng lâm râm là dấu hiệu có thai
Như đề cập ở trên, đau lâm râm bụng dưới có khả năng là dấu hiệu mang thai sớm, cũng có thể là không phải. Để có thêm cơ sở xác định là dấu hiệu mang thai, chúng ta cần phải dựa vào một số yếu tố kèm theo khác. Điều này giúp chúng ta bình tĩnh tránh lo lắng thái quá hoặc “mừng hụt”.
Các cơ sở kèm theo đau bụng lâm râm để có thể xác định có khả năng cao nhất liên quan đến triệu chứng mang thai sớm là:
- Bạn đã từng quan hệ tình dục trước đó khoảng 10 ngày và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.
- Bạn quan hệ tình dục vào thời điểm dự đoán trứng rụng và không sử dụng biện pháp tránh thai nào.
- Không phải là triệu chứng tiền kinh nguyệt.
- Cơ thể hoàn toàn đang khỏe mạnh. Và, bạn không có nguy cơ bị bệnh nào khác như viêm nhiễm cơ quan sinh dục, nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh liên quan đến tử cung hay buồng trứng.
- Có xuất hiện một vài trong số dấu hiệu có thể là triệu chứng mang thai sớm phổ biến khác như có ra máu báo thai , ngực tăng kích cỡ và căng tức, buồn nôn, trễ kinh, đau đầu, khá nhạy cảm, đau lưng hay chuột rút.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu nên ăn bao nhiêu hạt óc chó một ngày là đủ?
3. Đau lâm râm bụng dưới có nguy hiểm không?
Theo trình bày ở phần trên lý do khiến bạn bị đau bụng dưới lâm râm liên quan đến việc có thai khá rõ ràng. Việc phôi thai cấy vào thành tử cung hay dây chằng tròn căng làm cho bạn cảm thấy đau bụng lâm râm là hoàn toàn bình thường. Triệu chứng này xuất hiện không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung hay sức khỏe thai kỳ nói riêng.
Đau bụng xuất hiện ở trường hợp là triệu chứng mang thai sớm, thường chỉ kéo dài vài ngày và thuyên giảm rõ. Khi thai càng lớn, thường bạn sẽ thấy đau chỉ khi ho, ngồi xổm hoặc khi đứng dậy. Vì những lúc như thế, dây chằng tròn bị tác động nên gây đau.
Trong trường hợp tình trạng đau lâm râm âm ỉ kéo dài không thuyên giảm hoặc ngay cả khi bạn không có hoạt động gì – hẳn điều này có thể là bất thường. Nếu gặp tình trạng như thế, bạn cần đi bác sỹ hoặc cơ sở y tế chuyên khoa sản để kiểm tra ngay cho chính xác. Thậm chí nếu là dấu hiệu mang thai, bạn cũng không nên chậm trễ đi kiểm tra, vì đau bụng lâm râm kéo dài cũng không an toàn. Đôi khi đây có thể là báo hiệu không ổn của việc mang thai như có thai ngoài tử cung , sảy thai hay dọa sinh non hoặc rau bong non hay lý do bất ổn khác nữa.
4. Đau lâm râm bụng dưới phải làm sao?
Nếu như bạn đau lâm râm bụng dưới kèm một số triệu chứng mang thai khác như đã đề cập, việc bạn cần làm như sau:
- Không làm việc quá sức, cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi phù hợp. Dù vậy, không quên vận động nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập thể dục phù hợp. Cách này cũng góp phần giúp giảm cảm giác khó chịu đi.
- Chú ý chế độ ăn uống. Cần ăn đủ chất, uống đủ nước, bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây. Nhất là, bạn nên dùng chuối hay nho khô để tăng thêm lượng canxi, kali cho cơ thể. Đầy đủ hai chất này cũng góp phần làm thuyên giảm sự khó chịu của triệu chứng đau bụng, đau dây chằng.
- Không nên đứng quá lâu. Khi ngồi hoặc nằm, có thể kê một chiếc gối thấp ở chân để cảm thấy thoải mái hơn. Cách này cũng giúp bạn tránh được tình trạng chuột rút.
- Massage hai bên bụng nhẹ nhàng.
- Không nên mặc quần áo bó sát.
- Nên tắm nước ấm để cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài những việc nên làm để giảm cảm giác khó chịu của tình trạng bụng đau lâm râm, bạn cũng nên lưu ý một số điều cần thiết sau:
- Tránh căng thẳng hoặc ngủ không đủ giấc.
- Tránh dùng các thực phẩm có chất kích thích.
- Nếu tình trạng đau bụng lâm râm không thuyên giảm hoặc có kèm theo những bất thường, bạn cần đi bệnh viện ngay để thăm khám và tìm ra nguyên nhân nhanh chóng, nhằm có cách điều trị kịp thời.
- Không dùng bất cứ biện pháp chữa trị hoặc mẹo dân gian nào khi bạn chưa biết chính xác hoàn toàn mình đau bụng do đâu. Vì việc áp dụng các cách chữa như thế có thể không an toàn cho sức khỏe của bạn.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết có thai – 12 dấu hiệu tiêu biểu và nguyên nhân xảy ra chúng
Theo các nghiên cứu, có đến khoảng 80% phụ nữ gặp tình trạng đau bụng lâm râm như một dấu hiệu mang thai. Do vậy, có thể nói rằng, đau lâm râm bụng dưới có phải có thai một khi kèm thêm vài chiêu trứng nghi ngờ mang thai khác, thì tỉ lệ có thai là khá cao. Ngoài các cách giúp bản thân giảm đi sự khó chịu của triệu chứng này, bạn đừng quên dùng que thử thai để kiểm tra, cũng như đến bệnh viện sau đó để thăm khám nhé. Như thế, bạn vừa giảm được áp lực về kết quả, vừa yên tâm hơn, lại vừa có kế hoạch chăm sóc thai kỳ từ sớm nếu đây là “tin vui”.
Cát Lâm tổng hợp