Lên kế hoạch có con không khi nào là quá sớm với bất cứ cặp vợ chồng nào. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản và bác sỹ sản khoa, nếu bạn chỉ nghĩ về việc có em bé thôi, thì cũng nên bắt đầu quá trình chuẩn bị cho việc thụ thai kể từ lúc này.
Bạn đang đọc: Lên kế hoạch có con với 10 điều quan trọng không thể thiếu
Contents
- 1 1. Tại sao lên kế hoạch có con lại quan trọng?
- 2 2. 10 bước để lên kế hoạch có con chu đáo dành cho mọi cặp đôi
- 2.1 2.1. Lên kế hoạch cụ thể
- 2.2 2.2. Gặp bác sỹ
- 2.3 2.3. Bổ sung axit folic ít nhất trước 1 tháng
- 2.4 2.4. Ngừng hút thuốc, uống rượu, các chất kích thích và sử dụng các loại thuốc
- 2.5 2.5. Tránh các chất độc hại
- 2.6 2.6. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- 2.7 2.7. Tìm hiểu lịch sử sức khỏe gia đình
- 2.8 2.8. Chú ý sức khỏe tinh thần
- 2.9 2.9. Kiên định duy trì những thói quen tốt của bạn
- 2.10 2.10. Tuân thủ việc tiêm phòng vaccine cần thiết và chăm sóc giai đoạn tiền sản thật kỹ lưỡng
1. Tại sao lên kế hoạch có con lại quan trọng?
Chăm sóc sức khỏe và có kế hoạch cụ thể trước khi thụ thai là những điều bạn có thể chủ động làm trước. Việc này chính là quá trình đặt nền móng tốt nhất cho một thai kỳ thuận lợi và tăng cơ hội sinh con ra khỏe mạnh.
Với một số phụ nữ, việc chuẩn bị cho thụ thai mất khoảng một vài tháng. Nhưng, với một số phụ nữ khác, thì quá trình chuẩn bị này thậm chí có thể mất đến cả năm hay vài năm.
Như khi vợ chồng bạn chưa muốn sinh con, các bạn sẽ dùng các biện pháp kế hoạch để trì hoãn, thì khi muốn sinh em bé bạn cũng cần có kế hoạch để thực hiện mong muốn đó. Để thụ thai thành công, có một hành trình mang thai bình yên ít thử thách, cũng như em bé sinh ra được khỏe mạnh, việc lên kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng là điều cực kỳ quan trọng và vô cùng cần thiết.
Vậy việc lên kế hoạch, quá trình chuẩn bị bạn cần thực hiện như thế nào? Hãy xem qua 10 bước cần thiết mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản và các bác sỹ sản khoa mách nước cho bạn nhé.
2. 10 bước để lên kế hoạch có con chu đáo dành cho mọi cặp đôi
2.1. Lên kế hoạch cụ thể
Lên kế hoạch có con là một quá trình suy xét đến nhiều góc cạnh mà bạn cần phải chuẩn bị. Trong đó, sẽ bao gồm chuẩn bị về mặt sức khỏe, chuẩn bị tài chính, kế hoạch công việc, sinh em bé và chăm sóc con sau khi con ra đời. Kế tiếp đến là việc dự tính của bạn cẩn thận liên quan đến quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ. Quả là một con đường dài, một kế hoạch cần chú ý đến nhiều chi tiết tỉ mỉ nhất mà vợ chồng bạn có thể dự tính được.
2.2. Gặp bác sỹ
Gặp bác sỹ ở đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Cuộc gặp gỡ này có thể xem là lần kiểm tra “đầu vào” để bạn biết rõ sức khỏe của cả 2 vợ chồng có bị cản trở gì không khi cố gắng thụ thai.
Bàn luận về sức khỏe trước khi mang thai – gặp bác sỹ là một việc làm mang lại rất nhiều lợi ích, nhiều hơn những gì bạn có thể tưởng tượng.
Một ví dụ đơn giản như, bạn có thể cho bác sỹ biết loại thuốc nào đó vợ chồng bạn đang sử dụng, bác sỹ cho bạn biết liệu thuốc này có ảnh hưởng gì đến việc thụ thai hay không. Hay, cung cấp cho bác sỹ tình trạng trước đây của bạn về việc bạn đã từng mang thai chưa và có bất thường gì không? Hoặc, vợ chồng bạn có mắc bệnh lây truyền tình dục nào không, hay có bị bệnh tiểu đường, huyết áp, có bất cứ bệnh mạn tính nào khác hay không?
Bên cạnh đó, cuộc trao đổi cũng sẽ đề cập đến việc vợ chồng bạn có hút thuốc, uống rượu, đang sống trong môi trường căng thẳng, áp lực công việc nhiều không, có thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại hay không?…Thông qua các thông tin này, nếu bạn đang ở trong một các trường hợp đấy, bác sỹ hay chuyên gia y tế sẽ tư vấn, có cách giúp bạn cải thiện tình trạng một cách hiệu quả.
Mặt khác, việc kiểm tra sức khỏe cũng giúp cho các bà mẹ tương lai biết rõ ràng hơn, rằng mình còn thiếu gì để bổ sung, chích ngừa các mũi vaccine cần thiết đúng thời điểm,…
Tất cả những điều trên đều nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho em bé xuất hiện một cách hoàn hảo, khỏe mạnh và không phải đứng trước nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, các dị tật bẩm sinh hay những bất lợi về sức khỏe trong tương lai, mà chúng ta có thể chủ động tránh được ở mức cao nhất.
2.3. Bổ sung axit folic ít nhất trước 1 tháng
Phụ nữ chuẩn bị mang thai được khuyên dùng 400 microgam axit folic mỗi ngày và thực hiện tối thiểu ít nhất trước 1 tháng trước khi thụ thai. Một phụ nữ có đủ axit folic trong cơ thể trước khi mang thai, sẽ giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh của não và cột sống của em bé.
2.4. Ngừng hút thuốc, uống rượu, các chất kích thích và sử dụng các loại thuốc
Hút thuốc, uống rượu, dùng các chất kích thích và một số loại thuốc có thể gây ra rất nhiều vấn đề từ thụ thai, đến sức khỏe thai kỳ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Các vấn đề có thể gặp là dị tật bẩm sinh ở em bé, mẹ sinh non , tử vong ở trẻ sơ sinh.
2.5. Tránh các chất độc hại
Hóa chất độc hại, các chất gây ô nhiễm môi trường từ hóa chất tổng hợp, phân bón, kim loại, thuốc xịt côn trùng,…đều có thể là các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn. Nó khiến cho việc thụ thai của bạn trở nên khó khăn hơn. Tiếp xúc một lượng nhỏ khi mang thai cũng đủ gây bệnh cho mẹ và thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện thụ thai sau rụng trứng sớm nhất cho các chị em tham khảo
2.6. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Những phụ nữ béo phì thừa cân thường mắc nhiều bệnh hơn bình thường như nội mạc tử cung, đại tràng hay bệnh liên quan đến vú, khó mang thai hơn. Khi mang thai, họ cũng dễ bị biến chứng thai kỳ hơn, dễ gặp phải tiểu đường thai kỳ chẳng hạn.
Ngược lại với tình trạng thừa cân, phụ nữ gầy thiếu cân cũng dễ gặp nhiều nguy cơ nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe nói chung, lẫn sức khỏe thai kỳ nói riêng.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh là điều kiện rất quan trọng để quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi và có một thai kỳ hạn chế được các biến chứng bất lợi cho cả mẹ lẫn bé.
Theo các chuyên gia và bác sỹ, chìa khóa để đạt được cân nặng khỏe mạnh là thay đổi chế độ ăn uống. Chú ý chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên. Thêm vào đó, thay đổi lối sống thật tốt chắc chắn sẽ đưa cân nặng của bạn sớm đạt mức cân bằng, chuẩn bị tốt cho một thai kỳ an toàn.
2.7. Tìm hiểu lịch sử sức khỏe gia đình
Đây là việc nhiều người lơ là nhất nhưng trong kế hoạch có con của bạn cần thiết phải xem xét điều này. Thu thập lịch sử sức khỏe gia đình rất quan trọng đối với sức khỏe của con bạn. Có thể bạn không nhận thấy rằng, khuyết tật tim của chị gái bạn, hay bệnh tế bào hình liềm nơi em họ bạn có thể liên quan đến con bạn nhưng điều này hoàn toàn có sự liên đới. Do đó, có được thông tin lịch sử sức khỏe gia đình và chia sẻ với bác sỹ của bạn trước khi có thai là rất quan trọng, rất cần thiết.
2.8. Chú ý sức khỏe tinh thần
Sức khỏe thể chất quan trọng thế nào cho quá trình thụ thai và mang thai thì sức khỏe tinh thần cũng quan trọng thế vậy. Sức khỏe tinh thần là cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận, hành động khi đương đầu với những vấn đề trong cuộc sống. Đôi khi bạn cảm thấy cuộc sống thật tốt, mọi thứ thật tốt, tinh thần sảng khoái vui vẻ. Tuy nhiên cũng có lúc bạn sẽ cảm thấy lo lắng, buồn bã, căng thẳng.
Nếu trong thời kỳ chuẩn bị mang thai, sức khỏe tinh thần tốt thì quá tuyệt vời nhưng nếu không tốt sẽ cản trở quá trình thụ thai của bạn. Còn khi mang thai, tình trạng này kéo dài cũng sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ, chính bản thân bạn lẫn em bé trong bụng.
2.9. Kiên định duy trì những thói quen tốt của bạn
Duy trì các thói quen tốt của bạn như ăn uống đúng giờ, tập luyện thể thao, không thức khuy, tránh xa stress,…và luôn khiến cho mình ở trong trạng thái tích cực,…Hãy giữ điều này không chỉ ở khoảng thời gian chuẩn bị có con, thụ thai hay mang thai mà cả sau đó. Vì điều này không chỉ tốt cho một giai đoạn nhất định nào mà còn giúp bạn luôn tái tạo được năng lượng tích cực để sống mỗi ngày vui vẻ hạnh phúc.
2.10. Tuân thủ việc tiêm phòng vaccine cần thiết và chăm sóc giai đoạn tiền sản thật kỹ lưỡng
Trong kế hoạch có con, việc tiêm phòng trước khi mang thai như tiêm vaccine ngừa cúm và rubella là điều nhất định bạn phải thực hiện. Vì cúm và rubella có thể gây dị tật cho bé, làm tăng nguy cơ biến chứng khi manh thai thậm chí là sinh non.
Bên cạnh đó, bạn nên chăm sóc sức khỏe tiền sản thật tốt không chủ quan và không lơ là. Không chỉ có bổ sung axit folic cần thiết, bạn cần bảo đảm cơ thể thật khỏe mạnh đủ các loại vitamin khác, khoáng chất,…để đảm bảo nền tảng tốt nhất cho chính mình và sự hình thành phát triển của em bé.
>>>>>Xem thêm: Hết kinh mấy ngày thì quan hệ không có thai và những điều bạn cần biết
Có thể thấy rằng, 10 điều cần thiết bạn nên lưu ý khi lên kế hoạch có con và thực hiện chúng một cách triệt để không hề khó. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản và các bác sỹ sản khoa, bất cứ vợ chồng nào cũng có thể làm tốt các điều này. Và, một khi làm tốt, chắc chắn việc có con diễn ra rất thuận lợi và những bà mẹ tương lai sẽ có một thai kỳ an toàn cao, cũng như em bé sẽ ra đời một cách khỏe mạnh, phát triển tốt vì bố mẹ đã có một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng để đón bé.
Theo CDC & NHS
Cát Lâm tổng hợp