Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có sao không?

Rate this post

Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần được xếp vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Giống như tình trạng trễ kinh, với phụ nữ trưởng thành có kinh sớm hơn so với chu kỳ bình thường nếu không phải là sảy thai, thì đều có liên quan đến tình trạng sức khỏe của chị em ở góc độ nào đó. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Chuyên mục Kế hoạch có con của Blogtretho.edu.vn mời bạn cùng theo dõi chia sẻ liên quan ngay sau đây nhé. 

Bạn đang đọc: Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có sao không?

Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có sao không?

1. Tại sao bạn lại có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần so với chu kỳ bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ thay đổi luôn có những liên quan chặt chẽ đến sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng. Tình trạng có kinh nguyệt sớm so với chu kỳ bình thường, xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý. Những nguyên do phổ biến nhất khiến bạn có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có thể kể đến như dưới đây:

1.1. Do bạn bị stress

Stress – nguyên nhân hàng đầu dễ khiến ngày kinh của bạn bị xáo trộn. Cơ thể của phụ nữ chúng ta rất nhạy cảm. Chỉ cần bạn lo âu, cảm thấy căng thẳng một chuyện gì đó, đều có thể khiến kỳ kinh bị tác động, đến sớm hơn hoặc bị trễ.

Lý do kỳ kinh bị thay đổi là khi bạn bị stress, cơ thể sẽ sinh hormone cortisol để kháng cự. Trong khi đó, hormone cortisol sản sinh đồng thời lại kích thích cơ thể sản xuất estrogen. Estrogen lại tác động đến chu kỳ rụng trứng, chính vì thế ngày kinh nguyệt của bạn cũng bị ảnh hưởng, đến sớm hơn so với chu kỳ bình thường. 

Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có sao không?

1.2. Do chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt

Phụ nữ chúng ta không phải ai cũng để ý hoặc thực sự biết rõ rằng, ăn uống không khoa học cũng ảnh hưởng nhất định đến chu kỳ kinh nguyệt . Việc ăn uống quá độ hay kiêng khem quá mức, sử dụng thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, ăn uống không điều độ, dùng các thức ăn đồ uống có chất kích thích,…đều tác động đến lượng estrogen mà cơ thể sản sinh. Sự không cân bằng về lượng estrogen mà cơ thể sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ rụng trứng và kinh nguyệt.

Ngoài chuyện ăn uống, giờ giấc ngủ nghỉ cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhất là, tình trạng thức khuya ngủ không đủ giấc có những tác động rất mạnh mẽ đến nội tiết tố, dễ làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

1.3. Do vận động mạnh

Làm việc nặng nhọc đột ngột trong một khoảng thời gian hay kéo dài hoặc tập thể thao quá mức cũng tác động trực tiếp đến việc sản sinh estrogen của cơ thể. Khi cơ thể phải làm việc quá sức sẽ hao hụt năng đáng kể có thể dẫn đến việc estrogen bị tăng đột ngột, dẫn đến chu kỳ cũng bị thay đổi. 

Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có sao không?

1.4. Rối loạn nội tiết tố

Ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt, stress,…còn có những tác động khác ảnh hưởng đến hoạt động của nội tiết tố. Cụ thể là khi bạn sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị các bệnh về tiết niệu, thuốc động kinh, thuốc trị trầm cảm, thuốc trị bệnh về tuyến giáp,…Các loại thuốc này đều có ảnh hưởng nhất định làm thay đổi trong hoạt động của nội tiết tố.

1.5. Do sảy thai

Với những phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt tình dục không có biện pháp bảo vệ và có thai, thì việc có kinh sớm sơn 1 tuần so với chu kỳ bình thường cũng không loại trừ khả năng bị sảy thai sớm.

1.6. Do bệnh lý

Các bệnh lý thường gặp ở phụ nữ như hội chứng đa nang buồng trứng , u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thu cổ tử cung,…cũng có thể là nguyên nhân làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Trong đó bao gồm cả tình trạng chị em có kinh sớm 1 tuần, 10 ngày so với chu kỳ bình thường.

Nếu chu kỳ đến sớm có liên quan đến bệnh lý thì thường sẽ kèm theo một số biểu hiện khác như tình trạng máu kinh hay lượng máu kinh bất thường, kèm theo sốt, ớn lạnh, mệt mỏi,…

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật những cách giúp bạn mau chóng có thai

Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có sao không?

2. Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có sao không?

Như đã đề cập có kinh nguyệt sớm hơn một tuần đều có nguyên nhân nào đó liên quan đến sức khỏe. Tùy vào nguyên nhân mà việc có kinh nguyệt sớm này có thể nghiêm trọng hoặc không. Tuy nhiên, dù do nguyên nhân nào, ở mức độ nào, tình trạng có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần đều không có lợi cho bạn, cụ thể:

  • Gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Giảm tỉ lệ thụ thai. Gây khó khăn hoặc cản trở quá trình thụ thai của bạn.
  • Ảnh hưởng đến nhan sắc biểu hiện rõ nhất là ảnh hưởng đến làn da, da bị mụn hoặc thô ráp, …
  • Ảnh hưởng đến trạng thái tâm thần, dễ gây cáu gắt, mất bình tĩnh, dễ suy nghĩ tiêu cực,…
  • Có khả năng dẫn đến hiếm muộn vô sinh nếu tình trạng có kinh nguyệt sớm lặp đi lặp lại, xảy ra thường xuyên và không có điều chỉnh kịp thời. 

Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có sao không?

3. Cải thiện tình trạng có kinh sớm hơn 1 tuần so với chu kỳ bình thường bằng cách nào?

Như chúng ta đã thấy, việc có kinh sớm hơn 1 tuần so với chu kỳ bình thường đều gây bất lợi ở nhiều mặt. Vì thế, việc tác động để chu kỳ kinh nguyệt trở về đều đặn là điều chúng ta cần làm. Để cải thiện, chị em có thể thực hiện ngay từ hôm nay qua các cách như:

  • Cải thiện chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ : Nên cân bằng thời gian làm việc, ngủ nghỉ hợp lý và không thức khuya. Điều này góp phần vô cùng tích cực đến hoạt động của nội tiết tố.
  • Nói không với stress : Căng thẳng là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, nếu gặp căng thẳng, bạn cần phải có cách giải tỏa sớm nhất có thể và đừng để chúng trở thành vấn đề nghiêm trọng. Hãy chuẩn bị cho mình những phương pháp giải tỏa stress để mỗi khi gặp phải, chúng ta sẽ dễ dàng khống chế stress hơn. 

Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có sao không?

  • Chú ý ăn uống khoa học : Việc ăn uống khoa học thực chất không phải là việc bạn phải kiêng khem nghiêm ngặt. Ăn uống khoa học đúng cách sẽ nằm ở chỗ bạn cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng mình dung nạp hàng ngày. Sử dụng nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe trong thực đơn, dùng nhiều rau của quả trái cây, uống đủ nước và ăn uống đủ lượng, đúng bữa.
  • Không làm việc quá nặng hay tập luyện thể thao quá sức : Mọi thứ đều có thể sắp xếp cho hợp lý và vấn đề công việc hay tập thể thao cũng vậy. Bạn nên tránh làm việc quá sức kéo dài, hay tập luyện thể thao quá mức để đảm bảo sức khỏe bền bỉ cho mình nói chung, sức khỏe sinh sản và sự đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt nói riêng.
  • Trao đổi với bác sỹ và thăm khám khi cần thiết : Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc có ảnh hưởng đến nội tiết tố và tình trạng này kéo dài, bạn có thể trao đổi lại với bác sỹ về tình trạng của mình. Trường hợp không sử dụng bất cứ loại thuốc nào, đã có những cải thiện nhất định về lối sống sinh hoạt và dinh dưỡng nhưng tình trạng có kinh sớm vẫn xảy ra thì bạn nên đi thăm khám để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân hay bất thường hoặc bệnh lý liên quan nếu có, nhằm có cách điều trị sớm. 

Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần có sao không?

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện sắp đến ngày rụng trứng của phụ nữ qua việc tăng cao ham muốn vợ chồng

Có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần là tình trạng cũng thường gặp như trễ kinh ở nhiều chị em phụ nữ. Như những chia sẻ mà Chuyên mục Kế hoạch có con của Blogtretho.edu.vn đề cập ở trên, hẳn bạn cũng thấy rằng, có kinh sớm hơn so với chu kỳ mặc dù không phải trường hợp nào cũng nghiêm trọng, nhưng chúng ta không chủ quan, mà cần theo dõi để xác định phạm vi nguyên nhân. Từ đây, chúng ta có cách cải thiệp kịp thời nhằm bảo đảm sức khỏe thậm chí là cả sắc đẹp, lẫn kế hoạch có em bé của mình nữa.

Cát Lâm tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *